Xu hướng nghề thiết kế đồ họa

Năm 2021, nghề thiết kế đồ họa lên ngôi, trở thành xu hướng công việc được nhiều người theo đuổi đặc biệt là giới trẻ, chiếm giữ vai trò quan trọng trong thị trường nhân lực. 

Các công việc mà nhà thiết kế đồ họa cần làm chủ yếu xoay quanh việc kể những câu chuyện bằng hình ảnh; sử dụng kết hợp hình ảnh với nội dung để truyền tải thông điệp đến người xem, kết hợp các khía cạnh nghệ thuật, tiếp thị, công nghệ để tạo tác các hình ảnh thu hút, cung cấp thông tin nhanh chóng đến khách hàng. 

Công việc thiết kế biến đổi đa dạng tùy thuộc vào yêu cầu của từng ngành nghề, nhưng chung quy mọi người đều cần trang bị những kỹ năng cơ bản. Trong bài biết này, GenZ chia sẻ cho bạn những tip kỹ năng để trở thành nhà thiết kế đồ họa, những công cụ cần sử dụng và các công việc mà nhà thiết kế đồ họa có thể làm.

1. Kỹ năng cần cho nhà thiết kế đồ họa 

Mỗi nhà thiết kế đều cần trang bị nhiều kỹ năng để phục vụ công việc được tốt nhất, nhưng cơ bản các nhà thiết kế cần hiểu biết về các nguyên tắc thiết kế, sử dụng thành thạo kiểu chữ, am hiểu về màu sắc và cách phối màu. Và đặc biệt, phải có kỹ năng sáng tạo mạnh mẽ, yếu tố quan trọng tạo nên thành công cho các Designer.

Bên cạnh những kỹ năng liên quan trực tiếp đến chuyên ngành thì nhà thiết cũng cần bổ sung thêm các kỹ năng liên quan gián tiếp như kỹ năng quản lý dự án, kỹ năng tổ chức, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp và cộng tác,… để công việc được vận hành một cách trôi chảy và hoàn thành đúng mục tiêu, nhiệm vụ được giao. 

Các kỹ năng có thể được trau dồi qua nhiều kênh thông tin như sách, báo, các video hướng dẫn, các lớp học dạy thiết kế đồ họa chính thức hoặc các chương trình đào tạo từ xa, các chương trình giảng dạy phi lợi nhuận. Nhưng cách cốt yếu để thành thạo các kỹ năng là thực hành, rèn luyện chúng một cách thường xuyên để trở thành một nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp và có được những công việc làm tốt.

2. Phần mềm thiết kế đồ họa

Từ thuở xưa các vật dụng được các nhà thiết sử dụng để khắc họa bản vẽ là dao X-acto, giấy và xi măng cao su. Kế đó, sự ra đời của máy tính làm cho thao tác thiết kế trở nên dễ dàng hơn và nhanh hơn.

Sau quá trình phát triển và thay đổi nhiều dụng cụ thiết kế thì máy tính trở thành công cụ tối ưu nhất để tạo nên các tác phẩm nghệ thuật điệu nghệ. Các phần mềm đồ họa khác nhau dần ra đời nhiều hơn để phục vụ công tác thiết kế, nhu cầu sử dụng phần mềm tăng cao phục vụ cho các tác vụ từ chỉnh sửa hình ảnh đến minh họa kỹ thuật số, cho đến tạo bố cục cho thiết kế. 

Phổ biến nhất là bộ sản phẩm phần mềm của Adobe, có thể nói là các sản phẩm của Adobe đạt được tiêu chuẩn “vàng” trong ngành thiết kế đồ họa, nhưng công nghệ ngày càng phát triển nhiều phần mềm thay thế ra đời và được ưa chuộng sử dụng rộng rãi hơn không kém Adobe.

Khi mới bắt đầu có lẽ nhiều người sẽ băn khoăn trước việc lựa chọn phần mềm phù hợp, vì vậy hãy dành một khoảng thời gian để thử nghiệm các phần mềm và chọn lựa chương trình phù hợp nhất với nhu cầu và phong cách làm việc của bản thân. Lời khuyên cho mọi người, nên chọn các phần mềm hoạt động có liên kết với nhau như Adobe Photoshop và Adobe Illustrator sẽ làm cho quy trình làm việc trở nên thuận tiện hơn.

3. Các dự án thiết kế đồ họa

Sự xuất hiện của nhiều dịch vụ, loại hình kinh doanh khác nhau nên các nhà thiết kế đồ họa cũng làm việc được trên nhiều dự án khác nhau từ thiết kế logo đến bìa tạp chí, thiết kế những mẫu quảng cáo, ấn phẩm truyền thông hay đóng góp vào các thiết kế trang web, chỉnh sửa hình ảnh, tạo hình minh họa hoặc các biểu tượng.

Một số công việc phổ biến tại Việt Nam dành cho dân Designer:

  • Thiết kế Logo & Nhận diện thương hiệu
  • Bìa sách & Tạp chí
  • Tờ rơi, Tài liệu quảng cáo
  • Bao bì sản phẩm
  • Thiết kế Website
  • Đồ họa phim ảnh, video quảng cáo
  • Bản trình bày

Một nhà thiết kế đồ họa hiện nay làm được nhiều công việc, dự án khác nhau dựa trên những gì khách hàng hoặc công ty yêu cầu. Tuy nhiên, sẽ có những nhà thiết kế chỉ chuyên biệt về một loại hình thiết kế đồ họa cụ thể như: thiết kế bố cục sách, tờ rơi, thiết kế Web hay đồ họa cho phim ảnh,…

Những người làm thiết kế chuyên biệt sẽ có tay nghề cao và có mức chi phí cao hơn so với những người hoạt động trong nhiều lĩnh vực thiết kế, bởi họ thật sự rất giỏi và thành thạo để đảm nhận riêng cho mình một phần riêng biệt. Nếu trở nên nổi tiếng và là chuyên gia trong ngành thì giá trị của họ càng được nâng cao.

4. Làm việc với khách hàng

Nhiều nhà thiết kế cần tiếp xúc và làm việc trực tiếp với khách hàng để xác định phạm vi của dự án, hiểu được nhu cầu và mong muốn của khách hàng cần truyền tải vào tác phẩm, thu thập các thông, trao đổi và phản hồi với khách hàng để đưa ra kết quả cuối cùng được tốt nhất.

Theo quan niệm của nhà thiết kế Radostina Georgieva cho rằng, giao tiếp với khách hàng là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của bất kỳ dự án thiết kế nào.

5. Quy trình làm việc cơ bản

Quy trình mà nhà thiết kế làm việc thường bắt đầu từ việc tìm hiểu dự án, những phạm vi và yêu cầu cần đáp ứng trong dự án, tìm hiểu khách hàng và các bên liên quan thông qua các cuộc trò chuyện, trao đổi, nghiên cứu đối tượng người xem mà khách hàng nhắm đến và đối thủ cạnh tranh của họ đã làm gì.

Từ những thông tin thu thập được, các Designer tiến hành làm việc, sử dụng các phần mềm để tạo ra mô hình thiết kế đáp ứng nhu cầu khách hàng. Các việc cần thực hiện bao gồm: tạo bố cục, sử dụng cỡ chữ, màu sắc, các hình minh họa,…để tạo ra mô hình. Tiếp đến là thu hồi các ý kiến góp ý từ các bên liên quan và khách hàng về mô hình trước khi cho ra phiên bản hoàn thiện.

Kiểm tra kỹ lưỡng phiên bản hoàn thiện cuối cùng với các thông số kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật của dự án đảm bảo không có bất kỳ lỗi nào có thể xảy ra trong quá trình xuất bản hoặc in ấn để bàn giao sản phẩm tốt nhất cho khách hàng.

6. Lựa chọn nghề nghiệp cho nhà thiết kế đồ họa

Các nhiều chức danh cho những người làm trong lĩnh vực thiết kế đồ họa như: Nhà thiết kế thương hiệu hay Nhà thiết kế bao bì, Thiết kế đồ họa phim,…và có những chức vụ cao cấp hơn là Giám đốc sáng tạo hay Giám đốc nghệ thuật đều là những từ mĩ miều dành cho các nhà thiết kế.

Các Designer có thể chọn làm việc cho một tổ chức doanh nghiệp để học hỏi, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm từ những chuyên gia. Hoặc có thể làm một Freelancer, nhà thiết kế đồ họa tự do, nhận các dự án và chỉ có trách nhiệm hoàn thành dự án đã nhận mà không có liên quan đến công việc sau này của người thuê. Nhưng có mặt bất lợi, nhà thiết kế sẽ khó khăn hơn khi không nhận được sự trợ giúp đỡ hay học hỏi kiến thức, kỹ năng từ những người đi trước, các kỹ năng theo thời gian dài sẽ không có được sự cải tiến mới.

Dù lựa chọn con đường sự nghiệp thiết kế như thế nào thì mỗi nhà thiết kế đồ họa cần phải liên tục trau dồi, cải tiến những kỹ năng, kiến thức liên tục. Mọi nỗ lực xây dựng kỹ năng vững chắc và danh tiếng trong ngành đều cần sự phấn đấu không ngừng để cải thiện bản thân ngày một tốt hơn.

Với những chia sẻ trên GenZ mong rằng mỗi nhà thiết kế sẽ có được định hướng công việc phù hợp và tạo được con đường thăng tiến tốt cho bản thân. Theo dõi GenZ để cập nhật thêm nhiều thông tin về Marketing, Design, SEO và những tin tức hữu ích dành cho nhà thiết kế đồ họa nhé!

Xem thêm: Top 5 trường dạy thiết kề đồ họa tại TP.HCM

Theo dribbble

© Thông báo bản quyền
THE END
Nếu bạn thích nó, xin vui lòng để lại bình luận.
点赞0 Chia sẻ
Gợi ý liên quan
Bình luận Bình luận đầu tiên

Vui lòng đăng nhập để viết bình luận

    Chưa có bình luận nào