Học thiết kế đồ họa cần những gì ?

Trước tiên, bạn hãy xóa bỏ lầm tưởng: “Nhà thiết kế đồ họa là người có thể vẽ mọi thứ từ trên giấy cho đến máy tính”. Vâng, nhà thiết kế đồ họa có thể vẽ mọi thứ với ý tưởng sáng tạo tự do của họ. Nhưng nó không nhất thiết phải biết vẽ mới trở thành một nhà thiết kế đồ họa. Đối với môn vẽ, bạn có thể học nó ở tương lai, còn bây giờ thì bạn có thể tập trung vào học nền tảng cũng như làm quen với các công cụ quan trọng trước. Tiếp theo đó bạn mới xác định tiếp mình nên trở thành nhà thiết kế đồ họa theo định hướng nào, con đường nào mình đi trong tương lai sẽ chính xác với mình hơn.

1. Xác định điều mình cần trong tương lai gần

1cddaf2f18e67d9bf1f94b65bd2b07c8
Hình ảnh: MUTI

Kỳ thực trong lĩnh vực thiết kế đồ họa có rất nhiều mảng chuyên môn khác nhau nhưng nó vẫn có thể liên kết với nhau, bạn có thể chọn vị trí là một người thiết kế bao bì (packaging design) thay vì thiết kế cả bộ nhận diện thương hiệu (brand identity), cũng có thể chọn vẽ hình minh họa thay vì trở thành một nhà thiết kế ấn phẩm quảng cáo (advertising design). Có rất nhiều thứ để chúng ta chọn mà chúng ta cảm thấy nó phù hợp với mình nhất.

Bắt đầu từ quá trình đầu tiên

Là một Nhà thiết kế đồ họa tập sự, sức mạnh của bạn cần có là mức độ kỹ năng thành thạo công cụ mà bạn đang sở hữu. Hãy bắt đầu bằng cách tìm hiểu phần mềm và công nghệ mới có sẵn trên thị trường, nó sẽ giúp bạn nâng cao và rèn giũa các kỹ năng của mình qua các bài tập Hướng dẫn photoshop, cho đến các chương trình E-learning miễn phí mà một đơn vị nào đó cung cấp cho bạn. Bắt đầu bằng cách học các phần mềm và ứng dụng chỉnh sửa ảnh đơn giản trước tiên rồi hẳn bắt đầu lên nâng cao đúng như một cách trình tự cần phải làm. Hãy “vui chơi” với hình ảnh của bạn bè bằng cách áp dụng nhiều công cụ cùng ý tưởng sáng tạo sẵn có của bạn, sau đó hoàn thành nó thành một tác phẩm và đưa cho gia đình của bạn, người thân, bạn bè xem thử và tiếp nhận phản hồi về nó. Bạn cũng có thể xem một số tác phẩm của những người sáng tạo nổi tiếng, tìm hiểu quá trình tạo ra các thiết kế của họ, để biết họ đã làm những gì, cũng đôi khi họ cũng có chia sẻ một vài hướng dẫn cách làm nữa đấy.

Gợi ý phần mềm: Adobe Photoshop, Illustrator, After Effects, Lightroom, Canva,…

Tiếp tục nâng cấp công việc của bạn

Sau một thời gian bạn học tập, tìm hiểu và làm ra các tác phẩm đầu tay thì điều tiếp tục bây giờ tạo tiếp ra nhiều thứ giá trị hơn nữa. Và bằng cách nào ? Bạn có thể nhận làm miễn phí thiết kế các ấn phẩm đơn giản trong mọi người xung quanh, hoặc có thể nhận làm logo miễn phí với mục đích cho một cá nhân nào đó. Bởi vì khi bạn tự tạo ra công việc cho mình làm thì bạn cũng đang tự tạo ra giá trị cũng như trách nhiệm bạn mang đến cho người khác.

Và bạn đừng bao giờ tiếc công ở thời gian đầu, thứ chúng ta nhận hiện tại không phải là tiền bạc, mà là những lời góp ý, nhận xét chân thành từ những người mà bạn xem họ như những người “khách hàng đầu tiên” trên hành trình sự nghiệp của bạn. Bạn có thể nhìn thực tế hơn rằng không ai sẵn sàng trả tiền cho một người chưa có kinh nghiệm cũng như chưa có các ấn phẩm thiết kế nào giá trị cả.

2. Ba cách để tham gia vào thiết kế đồ họa

hoc thiet ke do hoa can nhung gi 01
Hình ảnh: Unini

Cách tham gia trực tiếp từ:

  1. Đầu tiên là chương trình tham gia học hoặc tự học. Một số nhà thiết kế chỉ đơn giản là học thông qua việc tiếp xúc với các dự án và chương trình thiết kế đồ họa ở trong trường mình đang học, và cơ duyên thiết kế đồ họa đến như một sự “trái ngành”, hoặc thông qua tiếp xúc bởi một thành viên trong gia đình đang có công việc là thiết kế đồ họa, hay bạn bè, đồng nghiệp tại một công ty thiết kế hoặc trường học chẳng hạn. Tuy nhiên, công việc thiết kế đồ họa luôn phải truy cập vào máy tính, phần mềm và internet hoặc thuê gia sư trực tuyến là điều bắt buộc trong thời gian đầu theo học thiết kế đồ họa, bởi vì các công cụ như Photoshop, Illustrator khác xa so với các mảng khác, nó phải luôn được thực hành liên tục thì chúng ta mới nhớ lâu kiến thức được. 
  2. Thứ hai là tự đi học để lấy bằng, đó là cách nhiều người đã chọn. Như thể bạn có thể vẽ và vẽ nhưng không muốn hoàn toàn là một nghệ sĩ. Tương tự, bạn đã chơi nhạc, hát trong dàn hợp xướng và chơi piano nhưng bạn không nhận mình là một nghệ sĩ thực thụ. Hơn nữa, bạn có thể đã làm lĩnh vực khoa học ở trường, bao gồm cả nghiên cứu máy tính, hãy khoa ngành khác. Vì vậy khi bạn muốn học thêm ngành thiết kế đồ họa thì cũng chỉ nghĩ đơn giản là muốn biết thêm kiến thức cũng như dùng nó phục vụ cho công việc chính của mình sau này. Đó là một ý định, một kế hoạch rõ ràng, điều này tương đối dễ dàng hoàn thành hơn nếu bạn xác định ngay từ lúc đầu, không phải đắn đo “lăn tăn” như phần đầu tiên.
  3. Thứ ba, bạn có thể tham gia các khóa học ngắn hạn về thiết kế đồ họa. Có hàng trăm khóa học có sẵn trên các nền tảng khóa học trực tuyến khác nhau bao gồm Skillshare, Udemy và How Design University. Hoặc bạn có thể chọn các chương trình đào tạo tại Việt Nam như các đơn vị Unica, Edumall hoặc học miễn phí tại GenZ Academy

Cách học thiết kế đồ họa, chủ yếu là những điều sau:

Một người tự có thể học theo điều mình muốn làm trong tương lai: Thiết kế đồ họa là kỹ năng sản sinh ra nhiều dịch vụ khác nhau hoặc con đường sự nghiệp khác nhau; bao gồm nhưng không giới hạn đối với nhà thiết kế bố cục (design layout), thiết kế web, minh họa, nhà thiết kế ux, giám đốc sáng tạo, nhà thiết kế đồ họa và hoạt họa (Animation). Thiết kế đồ họa luôn thay đổi theo xu hướng, các công cụ (thiết bị) và phần mềm có sẵn luôn nâng cấp toàn diện hơn trong tương lai. Trong những năm học đại học, có nhiều người đã chứng kiến thấy các nền tảng kỹ thuật số luôn phát hành theo ngày tháng. Do đó, bạn cần phải liên tục cải thiện bản thân và kỹ năng của mình bằng cách cập nhật các công cụ và thiết bị thiết kế có liên quan.

Ví dụ: trong trường hợp của nhiều bạn sinh viên, giới văn phòng, sự lựa chọn vẫn luôn truy cập YouTube và các trang web miễn phí khác, đồng thời học hỏi từ các nhà thiết kế đồ họa khác để nâng cao nhận thức cũng như trình độ, xu hướng của mình, những người mà chúng ta đã đăng ký kênh của họ thì luôn chia sẻ nhiều điều mới, đó là cách chúng ta theo dõi xu hướng mà không bỏ qua bất kỳ điều gì.

Học như thế nào ?

1. Tò mò

Bạn cần đặt càng nhiều câu hỏi càng tốt, đặc biệt là những câu hỏi bắt đầu bằng ‘Tại sao?’ Điều này sẽ thúc đẩy mong muốn mang lại giải pháp cho các vấn đề của bạn và giúp bạn luôn có động lực trong lĩnh vực thiết kế đồ họa.

2. Theo đuổi đam mê của bạn

Nếu bạn không có đam mê với bất kỳ lĩnh vực thiết kế đồ họa nào thì sẽ rất khó học. Vì học thiết kế đồ họa liên quan đến thực hành; và nếu bạn không đam mê một lĩnh vực thiết kế đồ họa cụ thể, bạn sẽ không nỗ lực hết mình, và hiển nhiên là không thực hiện đầy đủ hoặc hiệu quả việc nghiên cứu, phát triển và đưa ra các giải pháp tốt nhất.

3. Muốn mang lại sự thay đổi

Thiết kế đồ họa là mang lại sự thay đổi thông qua việc giải quyết các vấn đề. Nếu bạn không muốn mang theo tiền lẻ, bạn sẽ không tìm ra vấn đề, nhưng rõ ràng bây giờ nhiều người đã thực hiện thanh toán qua ví điện tự mà không cần phải mang quá nhiều tiền lẻ trong bóp. Hiện thực luôn thay đổi và cập nhật mới theo từng giây từng phút, có rất nhiều điều chúng ta thấy là bình thường, nhưng chỉ nhận ra rằng chúng là một vấn đề với chúng khi ai đó mang đến một giải pháp. Huấn luyện tâm trí của bạn để suy nghĩ theo cách này, bạn sẽ biết được sự liên quan của thiết kế đồ họa và lý do tại sao nó ra đời. Và bạn cũng có thể học hỏi từ nó và học nó theo cách này.

4. Sáng tạo

Đưa ra các giải pháp tuyệt vời để đáp ứng cho bạn những thị trường ngách chưa từng có trước đây. Đừng chỉ nhìn vào một nguồn; có nhiều kênh khác nhau để có được khách hàng. Xem xét các nền tảng cạnh tranh thiết kế trực tuyến, làm việc cho các tổ chức phi chính phủ, hoặc tham gia vào một mạng lưới tìm công việc freelance hoặc dạy một khóa học trực tuyến trên YouTube, Teachable, Skillshare, Instagram, Facebook hoặc Udemy, trên Website của chính bạn.

3. Thiết kế đồ họa có phải là một công việc tốt ?

hoc thiet ke do hoa can nhung gi 02
Hình ảnh: Taka Imagawa

Nó sẽ phụ thuộc vào những gì bạn muốn đạt được, loại công việc bạn muốn và những lợi ích đi kèm với nó.

1. Để mang lại sự thay đổi

Để đạt được điều này, bạn cần phải là chủ sở hữu studio, hoặc team production-house hoặc người làm nghề tự do, vì các vị trí này đều cho phép bạn đưa ra tất cả các quyết định quan trọng đối với bạn và cả đối với khách hàng.

2. Kiếm thêm tiền

Có một công việc ở công ty sẽ có lợi trong điều này, nhưng bạn sẽ bị hạn chế và không thể “nghỉ hưu sớm” vì bạn sẽ không tự mình đưa ra hầu hết các quyết định, dần dà khi bạn lớn tuổi hơn bạn sẽ càng phụ thuộc vào một ngành nghề nhất định và tiếp theo đó là sự đào thải nếu bạn không biết cách tiếp tục phát triển, nhưng điều này không phải ai cũng làm được. Nhưng bạn có thể chọn điều hành công việc kinh doanh của riêng mình, nhưng phải mất một khoảng thời gian để đạt được mức độ kiếm được nhiều tiền hơn chi phí ban đầu của bạn bỏ ra và hầu hết các vấn đề sẽ do bạn gánh vác. Vì vậy, nó phụ thuộc vào cách nó diễn ra, để gặt quả ngọt, hãy kiên nhẫn và mở rộng tầm nhìn của chính bản thân mình.

3. Những lợi ích vốn có hoặc không có:

Không phải tất cả các nhà thiết kế đồ họa đều được trả số tiền như nhau. Nó phụ thuộc vào con đường sự nghiệp bạn đang đi.

1. Một họa sĩ hoạt hình sẽ được trả nhiều hơn một nghệ sĩ bố cục (layout artist).

2. Một giám đốc sáng tạo sẽ được trả nhiều hơn một nhà thiết kế đồ họa 2d.

3. Có một số con đường sự nghiệp không mang lại lợi ích như hỗ trợ y tế, trợ cấp thêm, trợ cấp ăn ở đi lại, nhất là ở Việt Nam khi thị trường còn mới.

Rốt cục nó dẫn đến điều gì trong tương lai đi chăng nữa, ngành nghề nào cũng sẽ luôn hiện diện lợi ích to lớn cũng như góc khuất trong đó. Điều quan trọng là bạn luôn vững tin vào con đường mà bạn đã chọn.

Bài viết liên quan:

Biên tập: GenZ Academy

© Thông báo bản quyền
THE END
Nếu bạn thích nó, xin vui lòng để lại bình luận.
点赞0 Chia sẻ
Gợi ý liên quan
Bình luận Bình luận đầu tiên

Vui lòng đăng nhập để viết bình luận

    Chưa có bình luận nào