Kiyoshi Awazu: Cách Mạng Hóa Thiết Kế Đồ Họa Nhật Bản

Kiyoshi Awazu đã không làm phụ lòng sự mong đợi của chúng ta về tính mỹ thuật và thẩm mỹ trong các thiết kế của ông. Ông đã xây dựng nên một thế giới mới cho thiết kế đồ họa với chủ nghĩa tượng trưng đầy sự ảo giác với bảng màu cực kỳ độc đáo và quan điểm về chính trị trong từng tác phẩm.

Khi chúng ta nghĩ đến những thiết kế mang phong cách Nhật Bản, thường thì sẽ liên tưởng nó với những phong cách tối giản, hài hòa và khép kín. In sâu vào trong tâm trí của chúng ta, một thiết kế đậm chất của “đất nước Mặt trời mọc” là hình ảnh mang phong cách văn hóa Thiền, với sự an yên, không suy nghĩ nhiều. Awazu là một nhà thiết kế đồ họa đã làm nên cuộc cách mạng hóa truyền thống này. Ông đã đánh đổi sự đơn giản trên sự hỗn loạn và ảo giác. Ông chính là một bậc thầy đã tạo ra một con đường mới cho nghệ thuật biểu tượng mới dựa trên nền văn hóa thiết kế đương đại của Nhật Bản sau Thế Chiến II.

3KiyoshiAwazuJapanese
1970

Trong bài viết này, hãy cùng GenZ tìm hiểu về Kiyoshi Awazu – người đã cách mạng hóa nền văn hóa thiết kế của Nhật Bản.

Về Kiyoshi Awazu 

Ông sinh năm 1929, là một nhân vật xuất sắc trong lịch sử thiết kế đồ họa Nhật Bản. Ông đã tự học về hội họa và trở thành một họa sĩ và nhà thiết kế đồ họa nổi tiếng về thể loại biến đổi những bộ phận về cơ thể người. Từ hội họa đến thiết kế poster, làm chủ được sân khấu về lĩnh vực kiến trúc, có thể nói niềm đam mê sáng tạo nghệ thuật của ông là vô tận.

Trong bối cảnh mà sự thay đổi lớn là mối đe dọa đến với các giá trị văn hóa dân gian, tầm nhìn của nhà thiết kế là tập trung vào việc giải cứu các loại hình nghệ thuật truyền thống, sử dụng những phương pháp in ấn trong lịch sử để minh họa nên những biểu tượng đặc trưng của nền nghệ thuật đương đại.

Phong cách của ông đại diện cho một tuyên bố chống lại những giáo điều hiện đại theo đuổi việc quốc tế hóa các biểu tượng không có nghĩa. Ông đã từng nói, sứ mệnh của nhà thiết kế là “mở rộng vùng nông thôn vào thành phố, làm cho nền văn hóa dân gian, đánh thức quá khứ, gợi lại những những gì đã mất đi và lỗi thời.”

5.KiyoshiAwazuJapanese
Kiyoshi Awazu 

Tác phẩm “Đòi lại vùng biển của chúng ta”

Trong hơn 60 năm hoạt động, kiyoshi Awazu đã tạo được tiếng vang lớn nhờ thử nghiệm nhiều phong cách hình ảnh khác nhau, đồng thời ông đã cộng tác với một mạng lưới lớn với các nghệ sĩ và kiến trúc sư – có thể kể đến tập thể kiến trúc Metabolism. Nhưng phần lớn những sáng tạo của ông đều tập trung cho lĩnh vực điện ảnh, chính xác hơn là những thiết kế poster phim.

Câu chuyện được bắt đầu vài năm 1954, khi thanh niên Awazu gia nhập bộ phận quảng cáo của một công ty điện ảnh tên là Nikkatsu. Ông được thuê với tư cách là một nhân viên bán thời gian, trong quá trình làm việc tại công ty, ông đã tham gia vào các dự án thiết kế nhà hát Kabuki nhỏ. Một năm sau. tác phẩm của ông đã xuất hiện trên poster “Đòi lại vùng biển của chúng ta” (海 を 返 せ) đã thu hút được nhiều sự chú ý của mọi người trong xã hội thiết kế đồ họa lúc bấy giờ.

Tấm poster đã minh họa nên một cảnh tượng gây sốc. Sau khi nhà thiết này đến thăm bãi biển Kujukuri – thuộc tỉnh Chiba, ông đã tình cờ biết được câu chuyện về những người đánh cá ở địa phương này đã bị quân đội Mỹ chiếm đoạt biển cả. “Đòi lại vùng biển của chúng ta” nhằm lên án, nhắc nhở mọi người về vấn đề xâm lấn lãnh thổ này. Thông qua poster chúng ta có thể hiểu được cảm giác của một người ngư dân tận mắt chứng kiến làng chài thân yêu của mình bị tước đi phần biển một cách vô lý cho cuộc tập trận quân sự.

6KiyoshiAwazuJapanese
Đòi lại vùng biển của chúng ta (1954)

Ngoài bối cảnh lịch sử được khắc họa, ông đã đã quyết định chắp vá lại bộ trang phục thời thơ ấu của mình trong bộ Kimono của người dân. Qua một cái nhìn khác, nó có mối tương quan sâu sắc giữa bi kịch của nhân vật chính trong tấm poster và những trải nghiệm của anh khi lớn lên tại đất nước Nhật Bản sau Thế Chiến Thứ II.

Tác phẩm nghệ thuật này đã được đánh giá rất cao và được trao giải bởi Câu lạc bộ Nghệ sĩ Quảng cáo Nhật Bản. Có thể nói, đây là một bước ngoặt lớn quyết định sự nghiệp của Awazu, từ một nhân viên bán thời gian vô danh lại trở thành một nhà thiết kế có đầy triển vọng. Thông qua tác phẩm này, ông muốn cho chúng ta có một tầm nhìn về một xã hội hiện thực mà chàng trai này muốn đem đến cho cộng đồng.

7KiyoshiAwazuJapaneseDesign
Nhật Bản chống bom nguyên tử và bom hydro (1957)

Thông điệp hùng hồn

Đối với các chủ đề ngôn ngữ biểu cảm và phản biện xã hội, nguồn cảm hứng lớn trong các tác phẩm nghệ thuật của Awazu chính là Ben Shahn (1898 – 1969). Họa sĩ và nhiếp ảnh gia người Mỹ được quốc hữu hóa sử dụng nghệ thuật thị giác như là một phương tiện cho vấn đề công bằng trong xã hội và chính trị, khắc họa hình ảnh minh họa những người đấu tranh và tìm kiếm nhân quyền.

Người họa sĩ trong bối cảnh hiện thực xã hội coi mình như một người lao động gắn bó với xã hội, họ sử dụng nghệ thuật như một công cụ để hoạt động chính trị. Các bức tranh của ông thường tránh các chủ đề “văn hóa thượng lưu” để nhằm nhấn mạnh tính dân gian, lực lượng lao động, những người kém may mắn và những người bị ruồng bỏ bởi chính xã hội.

KiyoshiAwazuJapaneseDesign 1

Hình ảnh minh họa của Shahn bằng cách nào đó vừa khiêm tốn về kỹ thuật nhưng lại chứa đầy một nội dung có ý nghĩa. Nếu như chúng ta đối chiếu bức “Đòi lại vùng biển của chúng ta” với bức tranh “Beatitudes” của Shahn thì có thể phát hiện ra những điểm tương đồng. Những đường nét mượt mà, với một nhân vật đặt ở vị trí trung tâm và tình cảm đau buồn là những yếu tố được hiện hữu trong các tác phẩm. Trong cả hai ví dụ trên, sự đơn giản của hình dạng đã tương phản với nội dung được truyền tải.

Đối với nhà thiết kế Nhật Bản, tác phẩm nghệ thuật của Shahn đã trở thành một ảnh hưởng quan trọng trong sự nghiệp ban đầu của ông. Trong giai đoạn này, ông ấy sẽ tập trung toàn lực vào việc vẽ ra những điều cụ thể và hữu hình. Về sau, mới bắt đầu tránh sự đơn giản về hình ảnh để đi theo con đường vẽ những ảo giác

KiyoshiAwazuJapaneseDesignGrap
Beatitudes (Các mối phúc) – 1957

Sự trưởng thành qua từng phong cách

Ngoài những ảnh hưởng từ quốc tế, cái nhìn của Awazu còn quan tâm đến các loại hình nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản. Trang nửa sau của thập niên 60, tác phẩm của ông khoác lên cho mình họa tiết đặc sắc của Nhật Bản, bằng cách sử dụng màu sắc sống động với các hình vẽ trừu tượng.

Bắt đầu vào thời điểm này, ông sẽ dành phần lớn thời gian trong việc củng cố lại các phong cách của mình, đưa được cá tính của ông lên một tầm cao mới trong thế giới thiết kế đồ họa.

KiyoshiAwazuJapaneseDesignGraphicDesigner
KiyoshiAwazuJapaneseDesignGraphicDesignerPainte

Vào năm 1964, Awazu đã thiết kế poster cho Triển lãm Tranh in khắc gỗ Quốc tế cứ mỗi hai năm một lần ở Tokyo. Triển lãm này tập trung vào tác phẩm của một nghệ sĩ Ukiyo – e tên là Hiroshige Utagawa (1797 – 1858).

Ukiyo – e là một loại hình nghệ thuật khắc gỗ của Nhật Bản được phổ biến vào thời Edo, loại hình này nổi tiếng với các bản in bằng gỗ được sản xuất hàng loạt mang đậm nét đặc trưng của nền văn hóa đại chúng. Thường là các chủ đề gắn với phong cảnh, Kabuki, Sumo, dân gian, thực vật và động vật.

Đối với Hiroshige Utagawa, những tác phẩm mà ông tạo ra phần lớn được lấy cảm hứng từ thiên nhiên, thường thấy là vẽ các thung lũng, núi non, biển cả hoặc những bối cảnh đặc trưng khác của Nhật Bản.

13KiyoshiAwazuJapaneseDesignZenCultureGraphicDesignerPainterJapanTheMetabolismFilmPosterIllustrationBenShahnJapaneseArtJapaneseFilmCulture
14KiyoshiAwazuJapaneseDesignZenCultureGraphicDesignerPainterJapanTheMetabolism
Bức tranh của Hiroshige Utagawa

Awazu hiểu được tầm nhìn trong  Utagawa và đã vô cùng khéo léo làm mới nó thành một phong cách mang đậm tính hiện đại. Trong poster quảng cáo cho triển lãm quốc tế được khắc họa lại hình ảnh núi non trùng điệp của Hiroshige. Những đường nét trừu tượng này cùng với góc nhìn thú vị của chúng ta. Nó sẽ mang lại cảm giác của những vân gỗ sống động hoặc sóng nước lăn tăn. Đây sẽ là yếu tố sẽ luôn được xuất hiện liên tục trong các tác phẩm thiết kế.

KiyoshiAwazuJapaneseDesignZenCultureGraphicDesignerPainterJapan
Năm 1964

Một điểm nổi bật khác của tấm poster này là bàn tay màu đỏ được đóng dấu ở trung tâm. Đây là hình ảnh con tem rất phổ biến trong gia đình người Nhật. Con tem này đã đóng một phần cơ bản cho việc tương phản trong thiết kế, ngoài ra nó cũng cho thấy tầm nhìn của Utagawa về cảnh quan.

Bức tranh Ukiyo – e Utagawa thường miêu tả khung cảnh trong phong cách sống của người Nhật, điều đó sẽ tạo được mối quan hệ giữa thiên nhiên và cuộc sống con người. Awazu đã vẽ tác phẩm này bằng sự liên kết vô cùng đời thường này và tóm nó gọn trong một tác phẩm. Các đường nền mỏng như đại diện cho thiên nhiên. Bàn tay đỏ như là hình ảnh con người và dấu chân của họ tác động đến môi trường.

Một ví dụ khác về việc tìm kiếm những cách mới để thể hiện các họa tiết đậm chất Nhật, đó chính là poster “Tinh thần đổi mới ở Nhật Bản” (1984), một sự hợp tác giữa Awazu và công ty Kimono Jukaru. Ở tác phẩm này sẽ có hai phần chính: Phần bên trái, chính là một biến thể trong mô hình địa hình. Đối với phiên bản này sử dụng các đường cong, với đường nét sống động và nhiều gam màu ấn tượng để tạo ra một tác phẩm rõ nét.

KiyoshiAwazuJapaneseDesignGraphicDesignerPainterJapanTheMetabolismFilmPosterIllustrationBenShahnJapanes
Năm 1984

Còn ở phần bên phải, chúng ta có thể thấy một chuỗi các hình ảnh minh họa khác. Chúng sẽ tương ứng với các hình vẽ Hanafuda – đây là một trò chơi bài cổ của Nhật Bản. Awazu đã đảo ngược lại họa tiết trong Hanafuda, ông sử dụng một tấm bảng che khuất để làm mới hình ảnh trong trò chơi này. Kết quả là tạo ra một tác phẩm mang nguồn không khí mới và không kém phần gây ảo giác.

17KiyoshiAwazuJapaneseDesignZenCultureGraphicDesignerPainterJapanTheMetaboli
Thẻ Hanafuda

Chuyện cũ và mới là đề tài luôn được đem ra bàn tán trong các tác phẩm của kiyoshi Awazu. Ông có một con mắt tinh tường để nhìn thấu được sự thẩm mỹ truyền thống qua lăng kính đương đại. Có thể nói, màu sắc và hình tượng đã trở thành một công cụ đặc trưng để đạt được một tầm nhìn sáng tạo như của ông ấy.

Với một số tác phẩm mang tính siêu thực hơn của ông trong việc sử dụng các biểu tượng của Nhật Bản vốn đã không còn nữa. Một lượng lớn những hình ảnh chồng lớp thể hiện được trí tưởng tượng mang tính quốc gia, đôi khi quá phức tạp nên những người nước ngoài phần lớn sẽ không thể hiểu được hết. 

KiyoshiAwazuJapaneseDesignGraphicDesignerPainterJapanTheMetabolismFilmPosterIllustrationBenShahnJapaneseArtJapaneseFilmCulture
1979
KiyoshiAwazuJapaneseDesignGraphicDesignerPainterJapanTheMetabolismFilmPosterIllustrationBenShahnJapaneseArtJapaneseFilmCulture 1
1983

Mặc dù Awazu là người có niềm đam mê rất lớn với hội họa và thiết kế đồ họa, nhưng ông đã không ngại thử nghiệm qua nhiều lĩnh vực đa dạng khác nhau. Theo lời ông nói: “Trong tất cả các lĩnh vực có thể biểu đạt, tôi sẽ quyết tâm xóa bỏ những ranh giới giữa các hình thức biểu đạt, tôi cũng sẽ loại bỏ các thể loại, giai cấp, sự phân biệt và những giai đoạn thăng trầm trong nghệ thuật.”

22KiyoshiAwazuJapaneseDesignZenCultureGraphicDesignerPainterJapanTheMetabolismFilmPosterIllustrationBenShahnJapaneseArtJapaneseFilmCulture
1977

Năm 1970, ông đã hợp tác với kiến trúc sư Minoru Takeyama để thiết kế cho tòa nhà Ninbanka. Awazu đã thiết kế diện mạo bên ngoài của tòa nhà. Với đề xuất của ông là một mô hình nằm mặt tiền có nhiều màu sắc.

Đối với nhiều người, sự góp mặt của ông là một điều đáng để chú ý. Takeyama đã nói: “Hồi đó không ai có thể yêu cầu một nhà thiết kế đồ họa vẽ các phần mặt của một tòa nhà. Bức tranh lúc đấy rất rẻ, thậm chí nó chỉ phải được phục hồi 5 năm một lần. Ngày nay, tòa nhà đang trong quá trình xuống cấp rất nặng nề. Hình mẫu của tòa nhà đã được thay thế bởi những đề xuất khác.

23KiyoshiAwazuJapaneseDesignZenCultureGraphicDesignerPainterJapanTheMetabolismFilmPosterIllustrationBenShahnJapaneseArtJapaneseFilmCulture
Tòa nhà Ninbankan

Một sự hợp tác nổi bật khác trong sự nghiệp của Awazu là bộ phim Double Suicide (心中 天網 島, Shinjū: Ten no Amijima). Được đạo diễn bởi Masahiro Shinoda vào năm 1969, Awazu có vai trò là Giám đốc nghệ thuật và nhà thiết kế poster quảng bá bộ phim.

24KiyoshiAwazuJapaneseDesignZenCultureGraphicDesignerPainterJapanTheMetabolismFilmPosterIllustrationBenShahnJapaneseArtJapaneseFilmCulture

Cho đến ngày nay, những tác phẩm khổng lồ do Kiyoshi Awazu sản xuất đã làm cộng đồng nghệ thuật phải kinh ngạc. Những sáng tạo của ông ấy là một chuỗi những trải nghiệm sống động, và mặc dù nó rất khó có thể giải thích được bằng lời nói. Ông đã sử dụng những mô típ phức tạp để xây dựng nên một thế giới siêu thực để chúng ta phải đắm chìm trí tưởng tượng của mình vào những tác phẩm của ông.

KiyoshiAwazuJapaneseDesignGraphicDesignerPainterJapanTheMetabolismFilmPosterIllustrationBenShahnJapaneseArtJapaneseFilmCulture 2
1975
27
1981

Ngoài những trải nghiệm trừu tượng này, những tác phẩm của ông luôn khơi gợi những cảm xúc khó tả trong lòng người thưởng thức nghệ thuật. Có rất nhiều thứ được chứa đựng trong các tác phẩm nghệ thuật này để không bị phai mờ. Đôi khi trong nó truyền tải những niềm vui, sự thích thú, nhưng đôi khi là sự đau buồn, sự khốc liệt của tác giả khi phải chứng kiến cuộc sống ở Nhật Bản sau Thế Chiến II.

KiyoshiAwazuJapaneseDesignGraphicDesignerPainterJapanTheMetabolismFilmPosterIllustrationBenShahnJapaneseArtJapaneseFilmCulture 3
1975

Awazu vẫn tiếp tục trên con đường sáng tạo nghệ thuật của mình, cho đến khi ông qua đời vào năm 2009. Di sản của ông vẫn là một món quà có giá trị cho các thế hệ mai sau. Ông không chỉ là người cách mạng hóa văn hóa thiết kế đồ họa ở Nhật Bản, mà còn mở ra một con đường mới cho sự cam kết xã hội. Kiyoshi Awazu luôn nhắc nhở chúng ta rằng thay đổi không phải là mối đe dọa đối với truyền thống của chúng ta, mà là cơ hội để đánh thức những thứ đã trở nên lỗi thời.

KiyoshiAwazuJapaneseDesignGraphicDesignerPainterJapanTheMetabolismFilmPosterIllustrationBenShahnJapaneseArtJapaneseFilmCulture 4
1974

Xem thêm: Những phong cách thiết kế đồ họa chuyên nghiệp

GenZ hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ được truyền những cảm hứng sáng tạo về thiết kế đồ họa cũng như hiểu thêm về Kiyoshi Awazu. Hãy chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết ở dưới phần bình luận nhé! Đừng quên theo dõi GenZ Academy vì chúng mình sẽ quay lại với những bài viết mới vô cùng bổ ích về các chủ đề liên quan đến Graphic Design và Marketing.

Nguồn: SABUKARU

© 版权声明
THE END
Nếu bạn thích nó, xin vui lòng để lại bình luận.
点赞0 分享
Gợi ý liên quan
Bình luận 抢沙发

请登录后发表评论

    暂无评论内容