Thiết kế đồ hoạ là một trong những ngành đắt giá nhất hiện nay được nhiều bạn trẻ theo đuổi. Đặc thù ngành đồ hoạ có những yêu cầu gắt gao trong việc lựa chọn công cụ laptop để hỗ trợ tối đa cho các bạn sinh viên trong quá trình học tập. Do đó, để giúp cho các bạn sinh viên có cái nhìn tổng quan hơn về laptop đồ hoạ. Hãy cùng với GenZ Academy điểm qua một vài tiêu chí để chọn lựa một chiếc laptop đồ hoạ phù hợp với bản thân mình nhé!
Một số yêu cầu chung:
1. Màn hình

- Màu sắc hiển thị: Đối với thiết kế đồ hoạ, độ chuẩn màu chính là yếu tố quan trọng bậc nhất vì phần lớn thời gian, các bạn sẽ làm việc chủ yếu với hình ảnh. 2 thuật ngữ về gam màu thường được sử dụng là NTSC và sRGB. NTSC có dải màu rộng hơn sRGB, cụ thể 100% sRGB = 72% NTSC. 95% sRGB là tiêu chí tối thiểu cho các bạn sinh viên lựa chọn để học tập hiệu quả, chỉ số càng cao, kết quả hiển thị màu càng chuẩn.
- Độ phân giải: Hiện nay trên thị trường, loại tốt nhất có độ phân giải 3840 x 2160 pixel (UHD) với màn hình 4K. 2560 x 1440 với màn hình 2K và 1920 x 1080 pixel với chất lượng màn hình là Full HD. Độ phân giải càng cao, chất lượng càng tốt. Độ phân giải 2K được nhiều sinh viên đồ hoạ lựa chọn.
2. RAM – Ổ cứng

- Dung lượng RAM tối thiểu cho sinh viên ngành đồ hoạ là 8GB, vừa đủ để đáp ứng phần lớn những phần mềm thiết kế hiện nay. Có thể lựa chọn những mức RAM cao hơn như 16GB, 32GB để cải thiện hiệu năng máy và đáp ứng những nhu cầu sử dụng cao hơn.
- Ổ cứng trên thị trường được chia thành 2 loại, HDD và SSD. HDD được sử dụng phần lớn cho những mẫu laptop văn phòng với khả năng tiết kiệm pin và giá thành rẻ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, SSD mới là ổ cứng được khuyên dùng cho những chiếc laptop đồ hoạ nếu bạn muốn tối ưu hoá khả năng làm việc và học tập.
Một số yêu cầu cho thiết kế 2D và 3D:
Để đáp ứng được tốt nhất, bạn cần phải lựa chọn cấu hình máy tính dựa theo nhu cầu thiết đồ hoạ, cụ thể là thiết kế 2D và thiết kế 3D.
1. Thiết kế 2D
Thiết kế phần lớn sử dụng các phần mềm như Ps, Ai, Id, Pr không yêu cầu quá cao về cấu hình để xử lý.
- RAM – Ổ Cứng: 8 – 16GB cùng ổ cứng SSD tối thiểu 250GB hoặc 500GB để đạt được khả năng xử lý tốt nhất.
- CPU – GPU: Cấu hình CPU máy cần thiết tối thiểu là Intel Core i5, core i7 hoăc card AMD Ryzen 5. Card đồ hoạ rời đối với thiết kế 2D là không quá cần thiết khi đồ hoạ 2D chủ yếu sử dụng CPU để xử lý hình ảnh.
2. Thiết kế 3D
Phần lớn sử dụng các phần mềm đa chiều nhằm đáp ứng các nhu cầu như vẽ 3D, làm phim, làm game yêu cầu phần cứng cao hơn nhiều so với thiết kế 2D.
- RAM – Ổ Cứng: 16GB – 32GB là phù hợp nhất để thực hiện các thiết kế 3D yêu cầu cấu hình mạnh mẽ. Tuy nhiên 8GB là vừa đủ để thực hiện một số tác vụ 3D cơ bản. RAM 8GB là đủ với sinh viên, tuy nhiên nếu có điều kiện có thể nâng cấp lên 16GB để đạt được kết quả tốt nhất. Ổ cứng bắt buộc là SSD dung lượng lớn 500GB trở lên để tránh tình trạng giật lag trong quá trình thiết kế.
- CPU – GPU: Đối với thiết kế 3D thì card đồ hoạ rời là yêu cầu tối thiểu khi nó quyết đình phần lớn trong việc xử lý các tác vụ 3D trong quá trình học tập và làm việc. Có nhiều loại card đồ hoạ rời khác nhau, tuỳ thuộc vào nhu cầu mà các bạn có thể lựa chọn những dòng như NVIDIA, GTX, RTX phù hợp với phần lớn những nhu cầu từ cơ bản đến bán chuyên thích hợp với những bạn sinh viên.
Xem thêm: Top 3 Laptop Microsoft Surface Phù Hợp Cho Dân Design
Phía trên là tổng hợp các yếu tố cần thiết để lựa chọn một chiếc laptop đồ hoạ hỗ trợ cho quá trình học tập của các bạn sinh viên cũng như những nhà thiết kế bán chuyên. Hy vọng rằng các bạn có thể lựa chọn những chiếc laptop phù hợp cho mình, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu trong quá trình theo đuổi ngành Thiết kế đồ hoạ sắp tới nhé! Theo dõi GenZ để cập nhật thêm nhiều thông tin thiết kế và marketing đầy hữu ích.
GenZ Tổng hợp.
暂无评论内容