6 Cách xây dựng uy tín thương hiệu trong Content Marketing

Để trở thành một doanh nghiệp có uy tín trong mắt công chúng không phải là một chuyện dễ dàng, nhưng những lợi ích từ việc xây dựng thương hiệu cho một doanh nghiệp rất to lớn.

Khi doanh nghiệp đã xây dựng được uy tín, khách hàng tiềm năng và công chúng sẽ bắt đầu tin tưởng và trung thành với doanh nghiệp hơn. Tuy nhiên trong một số trường hợp, sự tin tưởng này cũng sẽ không thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp.

Vậy làm thế nào để Content Marketing có thể bắt đầu xây dựng uy tín thương hiệu và khiến họ trở thành khách hàng trung thành? Đây cũng chính là nội dung mà GenZ Academy muốn chia sẻ cho các bạn trong bài viết dưới đây. GenZ sẽ giới thiệu cho các bạn 6 cách xây dựng uy tín thương hiệu trong Content Marketing.

Xem thêm: Tiếp Thị Nội Dung Là Gì?

1. Trả lời những câu hỏi của người tiêu dùng

Hầu hết người tiêu dùng ngày nay, họ chỉ tin tưởng vào những thương hiệu cung cấp thông tin và giải đáp những nhu cầu mà họ đang tìm kiếm. Vì vậy nếu Content Marketing của doanh nghiệp không có những câu trả lời thích đáng, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ không chứng minh được cho người tiêu dùng thấy lý do tại sao họ nên tin tưởng vào sản phẩm, dịch vụ của mình. 

Đầu tiên, doanh nghiệp có thể định vị nội dung truyền tải như một chuyên gia, có thể giải đáp tất cả thắc mắc của khách hàng, bằng cách xây dựng nội dung chứa đựng những thông tin chi tiết và bổ ích về sản phẩm, dịch vụ trên Website. Cách này có thể giúp doanh nghiệp xây dựng được sự uy tín đồng thời cũng tăng nhận thức của khách hàng về thương hiệu nhiều hơn.

Khi khách hàng có nhu cầu hay nhận thức về một thương hiệu, điều đầu tiên họ làm đó chính là “tìm kiếm” trên Internet. Do đó, việc tối ưu các từ khóa hay công cụ tìm kiếm rất quan trọng trong chiến lược Content Marketing. Một trong những công cụ hỗ trợ tìm kiếm phổ biến nhất hiện nay là Google. Khi người tiêu dùng tìm kiếm một từ khóa hoặc chủ đề nhất định và họ thấy doanh nghiệp được hiển thị ở những vị trí đầu tiên, điều này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tăng được sự uy tín thương hiệu.

Ví dụ: Khi khách hàng tìm kiếm từ khóa “shoe size chart”, theo nghiên cứu của Keyword Surfer, từ khóa này nhận được 49.500 lượt tìm kiếm hàng tháng tại Hoa Kỳ. Và dưới đây là một trong những kết quả xuất hiện hàng đầu từ những doanh nghiệp nổi tiếng:

4bkWZMUCko4YYH8IVdLponx3NAb3WnFHRLrMJHdSXxXnIDlCeWO4pjSAkHXn08qZcU9gFRRrgZ7639qwdgL SsENDRohkVa0z6lNUVpkoTpQpCCCQYGj HU4ArRAo6

Và tất nhiên, khi mọi người tìm kiếm size giày vì họ đang có mong muốn mua giày, nhưng họ đang bị thiếu thông tin về kích cỡ của đôi giày. Nếu khách hàng nhấp vào kết quả tìm kiếm, họ sẽ nhận được câu trả lời, nhận thức về thương hiệu và quan trọng hơn họ đã vào trang web của doanh nghiệp. Từ đây, nếu những thông tin đó hữu ích và Website của doanh nghiệp thu hút, khách hàng thậm chí sẽ lướt xem qua các sản phẩm giày của doanh nghiệp.

Cách thực hiện chiến lược này: 

  • Tìm hiểu đối tượng khách hàng mục tiêu đang có thắc mắc về điều gì bằng cách trò chuyện với đại diện khách hàng và khảo sát người tiêu dùng.
  • Thực hiện nghiên cứu các từ khóa thông qua công cụ như Google Keyword Planner, Google Trends, SEOquake, v.v, để giúp doanh nghiệp tối ưu các bài viết trên Website chuẩn SEO, nâng cao thứ hạng tìm kiếm. 
  • Sử dụng các tính năng như trả lời tự động (live chat), trả lời bình luận công khai, tính năng câu hỏi khám phá của BuzzSumo, v.v, để tư vấn khách hàng cụ thể hơn khi thông tin doanh nghiệp vẫn chưa thỏa mãn khách hàng.
  • Sau đó, hãy xem xét và đánh giá nội dung thông tin đã cung cấp, từ đó doanh nghiệp có thể khắc phục những thiếu sót và cải tiến chất lượng thông tin ngày càng tốt hơn. 

2. Tạo những bài báo cáo và nghiên cứu đáng tin cậy

Một trong những cách tốt nhất để chứng minh sự uy tín của doanh nghiệp là doanh nghiệp luôn đầu tư vào việc khám phá những thông tin và Insight của khách hàng. Doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện điều này bằng cách tiến hành nghiên cứu.

Khi tạo các nghiên cứu, khảo sát và báo cáo của riêng của doanh nghiệp (hay còn gọi là Content đáng tin cậy) dựa trên các dữ liệu mới hoặc thông tin Insight mới, doanh nghiệp không chỉ cung cấp thông tin giá trị cho người đọc mà còn có thể giới thiệu thương hiệu với giới truyền thông.

Việc thực hiện điều này sẽ mang lại cho doanh nghiệp lợi ích gấp đôi: Giúp tăng độ phủ sóng về thương hiệu trên các phương tiện truyền thông (để tăng uy tín thương hiệu hơn) và có thể tạo được các backlink chất lượng cao (Những liên kết từ các kênh Marketing khác Blog, Website, Mạng xã hội, v.v, chuyển hướng đến Website bán hàng của mình). Điều này báo hiệu cho Google rằng doanh nghiệp này là một thương hiệu uy tín.

Ví dụ: Một nghiên cứu của The Interview Guys. Nghiên cứu này liên quan đến việc phân tích “Khảo sát yêu cầu Nghề nghiệp” của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ để xác định Top công việc được trả lương cao nhất mà yêu cầu ít kinh nghiệm nhất. Dưới đây là một trong những hình ảnh từ nghiên cứu này:

jvCdI QVaZpnTxeOahUZMiutbkggoDSWGq4eIRyMdK ZslABGP8csjIwFbephE0tP7TQw5sgBYcV8B INJIep4QrrvCkwI6GRHhujDpJRSYVS8SVqX4cDNTzymGgl e8dgXgG2E

Nghiên cứu này đã được truyền thông đưa tin trên kênh như: CNBC, Reader’s Digest, MarketWatch, v.v, thu được các dofollow link có giá trị cực cao (là link nhận được từ website này sang website khác khi nghiên cứu được Google chấm điểm cao). Hãy cùng GenZ xem cách The Interview Guys được đề cập trong các bài báo:

ftfTHKSxBnIG yVoF7j5iacdiNrhEczuwQidBvvpxheMdY2X 69MiF8i1qGL2shKZZ3xaTWJkBa7nvql74uFdFCMFJbFPNw1SPKDUyLwvWMoaW9O5z7LPBP7zcR30hjPUdvY BMW
rdatJH4duItY0Uqv9sbV 42cLFlMZjHHen9LJcwcBTbziCrxPwujLD751uKCBxA8zGPHbHbymIbA Hqw18rFwps3CCVebds0PL3 XnWJkc6
Agc9LSwskq j12jEu3bxpKER1 JPv7cAPQw7qlU81C4W9 guQUhmtyoznyn2zOae4R7rP5syM PgkXlBCytZ6g25NMptmqC9arZkNNhEz7Oc CFqdM VSpawKG cW0Jl4Zqt7Ef

Bằng cách cung cấp những Insight mới, The Interview Guys được nhiều trang thông tin coi là nguồn thông tin đáng tin cậy và được dofollow link. Đây là một cách tạo nên sự uy tín trong việc xây dựng thương hiệu.

Cách thực hiện chiến lược này: 

  • Sau khi thực hiện Cách 1 và phân tích các câu hỏi của người tiêu dùng, hãy xem xét một cách tổng quan, các câu hỏi chung nào trong ngành hàng của doanh nghiệp vẫn đang còn thiếu câu trả lời thích đáng cho người tiêu dùng. 
  • Thực hiện chiến lược nghiên cứu Marketing hiệu quả cho những câu hỏi ở trên. Kết quả của cuộc nghiên cứu này phải có những dữ liệu định tính, định lượng cụ thể và thuyết phục người tiêu dùng.
  • Khi doanh nghiệp đã tạo một báo cáo về Insight mới, hãy sử dụng Digital PR để quảng bá những nghiên cứu của doanh nghiệp.

3. Sự uy tín từ các chuyên gia trong doanh nghiệp

Một số doanh nghiệp được xây dựng thương hiệu chỉ xoay quanh một nhân vật cụ thể, có thể là nhà lãnh đạo của doanh nghiệp như Steve Jobs với Apple. Nhưng việc xây dựng xây dựng thương hiệu theo cách này cũng hơi rủi ro. Các công ty nhỏ và các Startup đều có thể thực hiện một chiến lược tương tự nếu họ có các chuyên gia về sản phẩm của mình.

Ví dụ: Headspace – Ứng dụng hướng dẫn thiền định, thương hiệu này luôn gắn liền với người sáng lập, Andy Puddicombe. Trên Website của doanh nghiệp, có một trang về Andy Puddicombe, đây là nơi họ giải thích thông tin về anh ấy và những công việc, thành tựu của anh ấy đã đạt được.

Tại sao chiến lược này lại mang lại hiệu quả cao? Andy bắt đầu xây dựng lòng tin với khán giả, bằng cách chứng tỏ năng lực của mình trong lĩnh vực này. Andy đã sáng tạo ra 8 bộ phim ngắn Hướng dẫn thiền định: dạng hoạt hình (được chiếu trên Netflix), và thông qua những hội thảo, bài báo, sách để hướng dẫn khán giả tin dùng. Ngoài ra để tạo thêm sự tin tưởng, giúp mọi người biết anh ấy là ai thông qua Radio Headspace và YouTube. Chính vì lý do này, nếu mọi người tin tưởng Andy, họ sẽ có nhiều niềm tin để tin tưởng ứng dụng Headspace hơn.

Cách thực hiện chiến lược này: 

  • Phân tích các chuyên gia của doanh nghiệp, xem họ đã chia sẻ bất kỳ điều gì với công chúng hay chưa, xem họ có thoải mái khi chia sẻ các bài đăng trên blog hoặc những câu nói cho Website của bạn hay không.
  • Từ những phân tích trên, nhóm Content Marketing hãy lên kế hoạch Personal Branding cho những chuyên gia trong công ty (chẳng hạn như người lãnh đạo) để họ có thể chia sẻ những thông tin hữu ích trong ngành, cho sản phẩm dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm làm việc lâu năm của họ.
  • Đưa họ đến gần hơn với khách hàng bằng cách đưa lên Mạng xã hội, Youtube, Podcast hoặc sử dụng Help a Reporter Out (HARO) để họ có thể chia sẻ và giới thiệu họ làm nguồn cho các bài báo có liên quan. 

4. Làm nổi bật các bài review, case study và các minh chứng chuyên môn khác

Có rất nhiều yếu tố để thể hiện được sự uy tín của một doanh nghiệp như phát ngôn, đánh giá, số lượt chia sẻ trên mạng xã hội. Và vấn đề cốt lõi ở đây là phải xác định những yếu tố nào có ý nghĩa để làm nổi bật cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và phải đặt chúng vào vị trí tốt nhất.

Mục tiêu ở Cách 4 này là cho mọi người biết doanh nghiệp đang truyền tải những thông điệp bằng cách tận dụng việc xác thực của bên thứ ba. Không chỉ khách hàng mới quan tâm bạn đang làm gì mà những người khác cũng có thể xác nhận năng lực của doanh nghiệp!

Ví dụ về Squad Cast, GenZ thích cách giải quyết họ vấn đề này. Trên trang chủ của họ, họ cung cấp sự tin tưởng bằng cách đưa ra những lời đánh giá phù hợp với từng tính cách người dùng.

gSBdI7B5rdjzV0avDiX 4z0oJeRRkNC9aCBVqJydPo00t7Lx5pLe cl5Zho9dxUzQ3umv7s XQUzg3otzgu1YbdXIJpqfY8A1ZDPwc3 35D4ri8kfm9lgV3ZDCj6ZrOXCnzKOc1T

Sau đó, khi người tiêu dùng kéo xuống, họ sẽ nhận ra những doanh nghiệp quen thuộc như Spotify, Microsoft, Starbucks và ESPN đều tin tưởng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Squad Cast.

Ngoài ra, không chỉ cần có các case study cho thấy kết quả, review từ khách hàng, mà chúng ta cần thâm các thông tin về một số khách hàng mà doanh nghiệp đã hợp tác và các ấn phẩm liên quan. Việc này đã giúp doanh nghiệp ngầm thông báo với khách hàng là: “Những người khác tin tưởng chúng tôi và bạn cũng nên như vậy”.

Cách thực hiện chiến lược này: 

  • Nếu doanh nghiệp chưa từng có Content này, thì hãy đi thu thập các dữ liệu đó bằng cách liên hệ với bộ phận chăm khóc khách hàng và quan hệ doanh nghiệp. 
  • Hãy tiếp cận với những khách hàng tốt nhất của doanh nghiệp và xin một vài review, feedback và sản phẩm của doanh nghiệp. 
  • Lấy những đánh giá tốt nhất mà công ty từng nhận được để truyền thông, quảng bá trên Website và mạng xã hội, cũng như trên các kênh truyền thông khác có thể tạo traffic.

Xem thêm: Lập Kế Hoạch Nội Dung: Cách Tạo Một Kế Hoạch Mang Lại Kết Quả

5. Liên kết với các thương hiệu có uy tín khác

“Hãy cho tôi biết bạn bè của bạn là ai, và tôi sẽ cho bạn biết bạn là ai?” Đây là câu nói thường được sử dụng trong Marketing mà trong trường hợp này cũng vậy.

Nếu doanh nghiệp của bạn hợp tác với một thương hiệu đã có uy tín và có được niềm tin của khách hàng, khi sản phẩm của cả hai được quảng bá thì lượng khách hàng tiềm năng của thương hiệu đó sẽ nghĩ rằng, doanh nghiệp của bạn sẽ có độ uy tín tương đồng với doanh nghiệp ưa thích của họ. Từ đó, niềm tin của khách hàng tiềm năng của thương hiệu đó sẽ dần  chuyển sang doanh nghiệp của bạn và bạn sẽ đưa được tên thương hiệu của mình đến với nhiều tệp khách hàng mới. Vì vậy, doanh nghiệp cần xem xét việc hợp tác với những thương hiệu nào là hợp lý. 

Ví dụ từ việc hợp tác của Auntie Anne’s and Samuel Adams, họ đã cùng nhau tạo ra bộ sản phẩm Oktoberfest, với bia Samuel Adams và bánh Auntie Anne’s.

Đây không hẳn là một chiến lược Content, nhưng chúng ta có thể thấy được sự liên kết giữa các sản phẩm để tạo ra nhiều trải nghiệm cho khách hàng hơn. Những người yêu thích và tin tưởng vào sản phẩm bánh của Auntie Anne’s sẽ có một trải nghiệm mới với bia của Samuel Adams và ngược lại. Và thông qua sự hợp tác này, khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp này có thể trở thành khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp kia, chúng ta có thể thấy rõ ràng trong bài đánh giá:

Dg6a DACHn3JeJIspevYZtMetY4iM7D7KkrVvZIrn9owokG6IjnDss51gSlr KP1Yoq2YZeyt14u7du89L adnDjyv ZYh0KCzDTDl3TPnOLZWl9LpXFOyGzIRfZHmQSf2CeAY R

Qua ví dụ trên, doanh nghiệp cũng có thể hợp tác với các doanh nghiệp khác có cùng mối quan tâm đến một tệp khách hàng và phục vụ một số sản phẩm, dịch vụ trong ngành hàng tương tự thương hiệu của doanh nghiệp đó.

Cách thực hiện chiến lược này: 

  • Thực hiện các nghiên cứu và khảo sát để xem xét thương hiệu nào có sự phù hợp về mục tiêu, giá trị, sản phẩm, dịch vụ, mối quan tâm của khách hàng với doanh nghiệp của bạn. 
  • Lên kế hoạch cho việc ra mắt những sản phẩm kết hợp mới nhằm cung cấp những giá trị cho cả hai đối tượng khách hàng tiềm năng của nhau.

6. Cho đi một số bí mật của bạn

Việc tiết lộ những bí mật thầm kín của doanh nghiệp là một thách thức đối với bộ phận Marketing. Tại sao bạn nên cho đi những gì khiến bạn trở nên tuyệt vời hơn?

Trong một số trường hợp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp ngành dịch vụ, việc chia sẻ thông tin và phân tích cách doanh nghiệp đạt được sự thành công, đó có thể giúp doanh nghiệp xây dựng lòng tin trong tâm trí của khách hàng.

Ví dụ: Marcus Sheridan chỉ chia sẻ một bài blog duy nhất và nó đã mang lại cho anh ấy doanh số 2 triệu USD.

a6cGL8zXK2Lq3b0MR 33zgJoBEYkntVHVRQQZVRta2istkPNIIN6p

Tại sao lại phi logic như thế? Bởi vì anh ấy đã chia sẻ những thông tin mà những doanh nghiệp khác, không ai muốn chia sẻ là Chi phí thực tế của một hồ bơi bằng sợi thủy tinh. Thay vì giấu thông tin và tiết lộ trong quá trình bán hàng, anh ấy đã thẳng thắn chia sẻ và trả lời câu hỏi mà khách hàng đang thắc mắc. Và rõ ràng, chiến lược này đã giải thích rõ ràng và đã được khách hàng thông cảm.

Trên thực tế, có những chi tiết trong quy trình làm việc mà chúng ta không thể tiết lộ ra bên ngoài (để tránh các trường hợp bị đạo nhái), nhưng chúng ta bắt buộc phải minh bạch trong hoạt động kinh doanh để có thể lấy được niềm tin của khách hàng.

Ví dụ: Cuộc phỏng vấn Podcast của Chuyên gia trên Wire với Kerry Jones – Giám đốc Marketing, trong đó cô ấy đã trình bày các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Và nhiều năm sau đó, bài phỏng vấn này vẫn xuất hiện trên trang chính của Podcast:

OC40ML3 3cv9eo7kQO8x9gpHsG4eN97vXye 9QZ7Wan5GBKpMDm R3L3kX

Kể cả con người hay là doanh nghiệp, mọi người sẽ đánh giá cao khi bạn cởi mở và trung thực. Trong trường hợp trên, khi mọi người đã biết chiến lược của doanh nghiệp, khách hàng sẽ cởi mở hợp tác với doanh nghiệp hơn, khách hàng có thể tin tưởng để doanh nghiệp xử lý những vấn đề họ đang gặp phải.

Cách thực hiện chiến lược này: 

  • Xem xét những thông tin mà doanh nghiệp có thể chia sẻ với công chúng, ngay cả khi đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp chưa chia sẻ thông tin đó.
  • Doanh nghiệp có thể để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí của khách hàng về việc cởi mở và trung thực về ngành nghề đó theo cách đặc biệt hơn, mà những doanh nghiệp khác không làm. 
  • Và hãy nhớ rằng, Content Marketing nên chọn lọc những thông tin hữu ích và có ý nghĩa cho khách hàng, đừng tiết lộ những thông tin tồi tệ gây nguy hiểm cho doanh nghiệp.

Phần kết luận

Hãy tiếp tục xây dựng chiến lược Content Marketing với 6 chiến thuật trên, chúng ta có thể cải thiện mức độ Brand Awareness của một doanh nghiệp. Ngoài ra, thuật toán Google cũng sẽ nhận ra sự uy tín của doanh nghiệp và tăng thứ hạng tìm kiếm.

Việc đầu tư vào Content Marketing là một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng uy tín thương hiệu. Doanh nghiệp muốn thể hiện kiến ​​thức và chuyên môn của mình? Hãy tạo ra nội dung hữu ích cho người tiêu dùng. GenZ mong rằng bạn sẽ thích bài viết này, hãy theo dõi Website của GenZ Academy để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về Marketing nhé.

Nguồn: Moz

© Thông báo bản quyền
THE END
Nếu bạn thích nó, xin vui lòng để lại bình luận.
点赞0 Chia sẻ
Gợi ý liên quan
Bình luận Bình luận đầu tiên

Vui lòng đăng nhập để viết bình luận

    Chưa có bình luận nào