5 phương pháp giúp bạn tạo ra ý tưởng

“Ý tưởng mới” là điều quan trọng mà bất cứ người thiết kế nào cũng luôn quan tâm đến. Đã bao giờ bạn rơi vào tình cảnh bạn không tạo ra ý tưởng hoặc đã đạt đến giới hạn của sáng tạo chưa? Và khi đã đạt được giới hạn của bản thân, bạn loay hoay không biết phải tìm ra ý tưởng mới cho thiết kế của mình. GenZ Academy sẽ cùng bạn tìm hiểu 5 phương pháp giúp bạn luôn tạo ra ý tưởng nhé. 

1. Hãy bắt đầu với sự vui vẻ

Điều đầu tiên để bắt đầu mọi thứ là bắt đầu, có thể bạn nghĩ đây giống như “nói như không nói”. Nhưng điều GenZ muốn nói ở đây là bạn đã bắt đầu đúng cách? Khi bắt đầu tìm ý tưởng cho mọi thứ hãy: 

– Bắt đầu với những cuốn sách hay về điều đó, những cuốn sách về khoa học, truyền cảm hứng, tình yêu chẳng hạn. Sáng luôn là nguồn học hỏi và là nguồn cảm hứng vô tận dành cho bạn. 

– Bắt đầu theo dõi các tin tức, quan sát và tìm hiểu những kiến thức liên quan đến chuyên ngành hoặc công việc sáng tạo của bạn. 

– Bắt đầu suy nghĩ về nó, bất cứ đâu và bất cứ khi nào. Một ý tưởng nào đó sẽ vô tình nhảy ra khi bạn đang đi trên xe buýt về nhà chẳng hạn. Luôn suy về chúng. 

– Bắt đầu thoát khỏi các suy nghĩ rằng “bạn là một chuyên gia, bạn rất giỏi”, loại bỏ ngay suy nghĩ đó đi. Quay trở lại như một người vừa mới bắt đầu và những ý tưởng mới lạ sẽ theo sau đó.

– Bắt đầu với niềm vui và sự tích cực, không ai có thể sáng tạo với tâm trạng buồn bã hoặc đang cảm thấy “ghét cả thể giới” cả. Khi hào hứng bạn sẽ bắt đầu tìm tòi và tò mò sẽ dẫn bạn đến ý tưởng mới. 

2. Tư duy nghịch đảo

Phương pháp này rất dễ áp dụng, có nghĩa là bạn đặt vấn đề, đảo ngược nó lại và tìm ra phương pháp cho vấn đề ngược đảo vừa đặt. GenZ sẽ giúp bạn dễ hình dung qua ví dụ: 

– Vấn đề cần giải quyết: Làm sao để đúng giờ?

– Đảo ngược chúng lại: làm sao để muộn giờ? 

– Giải pháp: – không xem đồng hồ, lướt điện thoại, không sắp xếp thời gian công việc

Bây giờ, bạn đã có vài gợi ý để giải quyết cho vấn đề của mình, cách này hiệu quả vì chúng giúp ta tìm ra những tạo hình mới thú vị hơn cho một sự vật, sự việc đã vốn quen thuộc trong cuộc sống chẳng hạn như “một chiếc ghế không thể ngồi nên được thiết kế như thế nào?”

3. Tư duy liên kết:

Có 2 cách để sử dụng phương pháp này:

A. Liên kết những thứ ngấu nhiên với nhau: 

Phương pháp này giúp chúng ta cải tiến những thứ đã có sẵn bằng các bước sau: 

– chọn đối tượng cần cải tiến

– Chọn 2,3 đối tượng ngẫu nhiên

– Kết hợp đặc điểm chúng với nhau

– Chọn lọc kết quả

Sự kết hợp cuối cùng sẽ là kết quả khả thi và gây chú ý nhất. 

B. Liên kết những thứ gần giống với vật bạn đã nghĩ đến: 

Giả sử bạn đang nghĩ đến việc thiết kế Logo cho một nhãn hàng sản xuất bóng đèn, tất nhiên hình ảnh bạn nghĩ đến là tập trung thể hiện bóng đèn. Hãy thử kết hợp với những thứ có hình dạng tương tự như là: 

– quả bóng bay

– Hoa bồ công anh 

– Khinh khí cầu 

– … 

Phương pháp này giúp bạn lên ý tưởng tạo bình cho những thiết kế của bạn trong phong phú đa dạng và truyền tải nhiều ý nghĩ hơn. Ngoài ra bạn có thể thay thế bằng các hình ảnh hoán dụ, ẩn dụ cho thiết kế của bạn để gây đựng sự tò mò về các ẩn ý mà bạn đang hướng đến. 

4. Nhập vai

Đây là phương pháp có khả năng đồng cảm của chúng ta không những vậy chúng còn rất quen thuộc với mọi người. Để bắt đầu nhập vai bạn cần tạo ra tình huống – mục tiêu – cản trở. 

Ví dụ: bạn đang sử dụng chiếc xe đạp để đến công ty làm việc. Mục tiêu là di chuyển đến công ty đúng giờ. Và sự cản trở là: đoạn đường đến công ty quá xa. 

Ý tưởng có thể xuất hiện là bạn sẽ cần phải mua một loại phương tiện khác thay thế xe đạp như là xe gắn máy giúp bạn tiết kiệm thời gian đến công ty và luôn đi làm đúng giờ chẳng hạn. 

Nhìn chung ý tưởng này khá mất thời gian và có thể ý tưởng của bạn sẽ không thực sự hiệu quả mới nếu sự đồng cảm không đủ. Nếu có thể hay tham khảo thêm nhiều ý tưởng của nhiều người trong hội nhóm sẽ giúp bạn tìm ra ý tưởng phù hợp nhất. 

5. Thêm các giác quan

Theo Jinsop Lee về “thiết kế cho các giác quan” cho rằng thiết kế tốt nhất là thiết kế chạm đến nhiều giác quan nhất có thể bao gồm: 

– thị giác 

– Thính giác

– Vị giác 

– Xúc giác 

– Khứu giác

Ví dụ như là: một cái Pizza sẽ tuyệt vời hơn khi chúng không chỉ được trang trí đẹp mặt (thị giác), toả ra mùi hấp dẫn (khứu giác) mà còn ngon miệng (vị giác) để thu hút người ăn. 

Ngoài ra còn một giác quan khác là “tính giác” hành vi của con người, chúng giúp bạn hiểu được khách hàng và khán giản thưởng thức các tác phẩm của bạn. Hãy luôn kết hợp  các giác quan, bạn sẽ tạo ra điều mới mẻ và thú vị cho các ý tưởng của mình. 

Đây là chia sẻ của GenZ Academy về các phương pháp giúp bạn luôn tạo ra các ý tưởng mới nhưng không hề nhàm chán. Nếu bạn thích thú hãy đề lại bình luận chia sẻ cho tụi mình cùng biết nhé! 

Xem thêm: 16 Công cụ giúp bạn sáng tạo nội dung hiệu quả 2021

Theo productiveclub

© Thông báo bản quyền
THE END
Nếu bạn thích nó, xin vui lòng để lại bình luận.
点赞0 Chia sẻ
Gợi ý liên quan
Bình luận Bình luận đầu tiên

Vui lòng đăng nhập để viết bình luận

    Chưa có bình luận nào