12 Nguyên tắc vàng trong Thiết kế đồ họa

Cuộc sống lúc nào cũng có những quy luật và thiết kế đồ họa cũng vậy. Khi bạn là Designer, sẽ có các nguyên tắc thiết kế mà bạn phải biết để cho ra được những thiết kế đẹp mắt.

Hiện nay có 12 nguyên tắc xuất hiện thường xuyên trong thiết kế poster, banner, catalogue, profile, bao bì sản phẩm hay bất kỳ sản phẩm thiết kế nào. Nó không chỉ là kiến thức nền tảng để trình bày ấn phẩm đồ họa, mà còn là cơ sở để chỉnh sửa ấn phẩm của mình.

Những nguyên tắc dưới đây sẽ giúp sản phẩm thiết kế của bạn truyền đạt rõ ràng ý tưởng và tạo được sự kết nối ở từng yếu tố mà bạn sử dụng. Vậy 12 nguyên tắc đó là gì? 

Xem thêm: 3 Nguyên tắc thiết kế cơ bản giúp Visual Marketing thu hút hơn

1. Tương phản

Sự tương phản là một trong những nguyên tắc Graphic Design phổ biến nhất với mọi Designer. Nó là sự khác biệt giữa các yếu tố khác nhau trong một thiết kế, nhằm làm nổi bật chủ thể cần nhấn mạnh. Có nghĩa là trong một thiết kế, nếu bạn đã sử dụng một biểu tượng có màu tối thì các yếu tố khác cần có màu sáng để dễ dàng phân biệt hơn.

Ví dụ: Bạn tạo một thiết kế có nền là màu tối, thì màu văn bản bạn cần màu sáng để dễ dàng thu hút hơn.

Nguyên tắc tương phản trong thiết kế đồ họa

2. Cân bằng

Nếu bạn là một nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp, bạn nên biết rằng mọi yếu tố trong ấn phẩm đều cần có sự cân bằng và nó có thể đến từ sự cân bằng trong màu sắc, kích thước hoặc kết cấu. Cân bằng là cách bạn đưa các yếu tố vào thiết kế của mình và không nên đặt tất cả các yếu tố vào cùng một vị trí. 

Có hai kiểu cân bằng, cân bằng đối xứng và cân bằng không đối xứng. Sự đối xứng này có thể đối xứng với nhau qua một trục thẳng hay ngang tạo ra sự cân bằng, bằng cách căn chỉnh các yếu tố có kích cỡ tương đối bằng nhau. Cân bằng không đối xứng là kiểu bố cục tự do, đây là kiểu cân bằng mở rộng hơn, có thể sắp xếp theo hình khối, mảng màu khác nhau với kích thước khác nhau để tạo hiệu ứng tương phản và khi ta nhìn nó vẫn cân bằng về bố cục. 

Nguyên tắc cân bằng trong thiết kế đồ họa

3. Nhấn mạnh

Sự nhấn mạnh đề cập đến tầm quan trọng về thứ tự xuất hiện của các yếu tố trong thiết kế. Nguyên tắc nhấn mạnh nói rằng, thông tin quan trọng nhất mà bạn muốn thể hiện phải là thứ được mọi người nhìn thấy đầu tiên trong ấn phẩm, tức là nó phải nổi bật nhất trong bố cục của bạn.

Ví dụ: Trong poster phim, điều đầu tiên bạn sẽ thấy là tựa đề của bộ phim, sau đó có thể đến tên đạo diễn, tên các diễn viên.

Nguyên tắc nhấn mạnh trong thiết kế đồ họa

Xem thêm: Cách Tạo Văn Bản Gradient Trong Photoshop

4. Lặp lại

Sự lặp lại là một nguyên tắc tuyệt vời để củng cố ý tưởng và nhận thức của người xem thông qua những yếu tố bạn muốn truyền tải trong thiết kế của mình. Việc lặp lại giúp thiết kế của bạn có bố cục cân đối, tổng thể hòa sắc màu cân bằng. Bạn có thể sử dụng nguyên tắc này trong các yếu tố khác nhau như màu sắc, kiểu chữ, hình dạng, v.v.

Ví dụ: Nếu thiết kế của bạn có nhiều kiểu chữ hoặc quá nhiều màu sắc thì sẽ tạo ra sự hỗn loạn và đó có thể được coi là một thiết kế không thành công. Sẽ tốt hơn nếu bạn xử lý điều này bằng cách, chọn hai kiểu chữ và sử dụng trong tất cả các thiết kế.

Nguyên tắc lặp lại trong thiết kế đồ họa

5. Tỷ lệ là kích thước

Nguyên tắc tỷ lệ trong Graphic Design là một trong những nguyên tắc dễ hiểu nhất nhưng dễ bị mắc sai lầm. Tỷ lệ là kích thước giữa các yếu tố với nhau trong thiết kế. Các yếu tố lớn thường có điểm nhấn hơn các yếu tố nhỏ, chính vì điều này mà trong thiết kế đồ họa các yếu tố lớn bắt buộc phải quan trọng hơn các yếu tố nhỏ. 

Nguyên tắc Tỷ lệ trong Thiết kế Đồ họa

6. Hệ thống cấp bậc

Nguyên tắc phân cấp đề cập đến tầm quan trọng của các yếu tố bên trong một ấn phẩm, các yếu tố quan trọng nhất sẽ xuất hiện trong thiết kế của bạn với sự quan trọng nhất và ngược lại. Nó cho biết tỉ lệ và màu sắc của từng yếu tố giúp ấn phẩm của bạn nổi bật và tạo chiều sâu cho bố cục. Điều này giúp cho người xem nắm bắt được đâu là yếu tố quan trọng trong thiết kế của bạn.

Dưới đây là ví dụ về hệ thống phân cấp trong tiêu đề chính và tiêu đề phụ trong một thiết kế.

Nguyên tắc phân cấp trong thiết kế đồ họa

7. Nhịp điệu

Nguyên tắc nhịp điệu được lấy ý tưởng từ âm nhạc. Khi bạn sử dụng các yếu tố lặp lại trong thiết kế của mình sẽ tạo ra khoảng cách giữa các yếu tố và điều này tạo ra nhịp điệu. Bên cạnh đó nhịp điệu có thể được sử dụng để tạo ra nhiều loại cảm xúc, có năm loại nhịp điệu thị giác: ngẫu nhiên, đều đặn, xen kẽ, trôi chảy và tăng dần.

Nguyên tắc nhịp điệu trong thiết kế đồ họa

8. Hoa văn

Nguyên tắc hoa văn trong thiết kế đồ họa là sự lặp lại của nhiều yếu tố đồ họa (là kiểu lặp lại của các họa tiết theo kiểu nhất định). Chúng làm kết hợp với nhau để tạo ra một thiết kế hài hòa, bắt mắt và gây ấn tượng cho người xem.

Nguyên tắc mẫu trong thiết kế đồ họa được giải thích

9. Khoảng trắng

Khoảng trắng là những khoảng trống trong thiết kế, nó giúp các yếu tố được “thở”, giúp bố cục của bạn trở nên thông thoáng hơn, giúp người xem không bị rối mắt, khó chịu và dễ dàng làm nổi bật các yếu tố khác.

Ví dụ: Khoảng trắng thường được sử dụng trong thiết kế Logo để tạo ra sự kết hợp của biểu tượng và kiểu chữ một cách hài hòa nhất. 

Nguyên tắc không gian trắng trong thiết kế đồ họa

10. Chuyển động

Nguyên tắc chuyển động trong Graphic Design là cách mắt người xem di chuyển theo các yếu tố trong thiết kế của bạn. Nếu áp dụng nguyên tắc này, dù ấn phẩm của bạn là hình tĩnh thì các yếu tố trong bản thiết kế ấy nhìn như đang chuyển động một cách kỳ diệu. Yếu tố quan trọng nhất phải là thứ đầu tiên người xem nhìn thấy và nó sẽ dẫn đến yếu tố quan trọng tiếp theo. 

Nguyên tắc chuyển động trong thiết kế đồ họa

11. Đa dạng

Sự đa dạng giúp thu hút thị giác cho người xem và nó có thể được tạo ra với các yếu tố khác nhau như màu sắc, kiểu chữ, hình ảnh, hình dạng, v.v. Hãy tận dụng nguyên tắc này để tránh tạo ra các thiết kế đơn điệu và làm mất hứng thú của người xem. Tuy nhiên khi sử dụng nguyên tắc đa dạng, bạn cần phải biết tiết chế để không làm thiết kế của mình trở nên hỗn loạn và rối mắt.

Nguyên tắc đa dạng trong thiết kế đồ họa

12. Thống nhất

Sự thống nhất cho biết sự tương tác giữa mọi yếu tố trong thiết kế của bạn phải phù hợp, đồng nhất với nhau. Chúng phải có mối quan hệ rõ ràng và truyền tải các ý tưởng giống nhau, điều này sẽ giúp ấn phẩm của bạn có bố cục, tổ chức hợp lý.

Nguyên tắc thống nhất trong thiết kế đồ họa

Khi Designer hiểu được các nguyên tắc thiết kế trên, họ có kết hợp các nguyên tắc lại với nhau để tạo ra các thiết kế vừa có tính thẩm mỹ vừa đem lại hiệu quả cao. 

Đôi khi sẽ có những lúc bạn không thể hiểu lý do tại sao thiết kế của bạn không đẹp dù đã chỉnh sửa rất nhiều, thì hãy xem lại những nguyên tắc trên, nó có thể giúp bạn tìm ra hướng giải quyết vấn đề tốt hơn.

Để trở thành Designer chuyên nghiệp, bạn cần nắm vững tất cả 12 nguyên tắc. Bạn có thể bắt đầu một thiết kế mới theo những nguyên tắc trên và xem hiệu quả như thế nào nhé.

12 nguyên tắc thiết kế đồ họa Infographic

Nguồn: Zeka Graphic

© Thông báo bản quyền
THE END
Nếu bạn thích nó, xin vui lòng để lại bình luận.
点赞0 Chia sẻ
Gợi ý liên quan
Bình luận Bình luận đầu tiên

Vui lòng đăng nhập để viết bình luận

    Chưa có bình luận nào