7 Bước Tìm Kiếm Influencer Hiệu Quả Cho Một Thương Hiệu

Trong một thế giới bão hòa với các phương tiện truyền thông xã hội, Influencer marketing là một chiến lược tiếp thị phổ biến và là một công cụ mạnh mẽ để nâng cao nhận thức về thương hiệu của bạn và tăng doanh số bán hàng của bạn. Trong một nghiên cứu năm 2019 do Rakuten thực hiện , 80% người tiêu dùng cho biết họ đã mua hàng dựa trên bài đăng của các Influencer và 41% người tiêu dùng khám phá sản phẩm mới thông qua các đề xuất của Influencer hàng tuần. 

Influencer marketing có thể được sử dụng để làm nổi bật bất kỳ khía cạnh nào của thương hiệu, từ sản phẩm đến dịch vụ khách hàng của bạn. Nếu bạn đang muốn tìm những Influencer cho các chiến dịch marketing sắp tới, GenZ xin giới thiệu tới các bạn những yếu tố quan trọng nhất cũng như những sai lầm cần tránh khi tìm kiếm Influencer cho thương hiệu.

Xem thêm: Xu hướng Influencer Marketing năm 2021

1. Xác định mục tiêu cho chiến dịch Influencer marketing 

Trước khi bạn bắt đầu tìm kiếm những Influencer để hợp tác, điều quan trọng là phải xác định những gì mà bạn muốn đạt được. Khai thác khả năng của các Influencer có thể giúp thương hiệu của bạn đạt được một số mục tiêu khác nhau, chẳng hạn như:

  • Độ nhận biết thương hiệu – Brand awareness: Ban muốn tìm cách đưa tên thương hiệu ra ngoài thị trường? Nếu mục tiêu của bạn là tăng độ phủ của thương hiệu, thì việc kết hợp với một Influencer có lượng người theo dõi lớn sẽ là một phương án đáng quan tâm. Phạm vi tiếp cận – Reach và số lần hiển thị – Impressions sẽ là những số liệu tốt nhất để theo dõi độ hiệu quả.
  • Doanh số – Sales: Influencer marketing, nếu được thực hiện tốt, có thể gia tăng tỷ lệ chuyển đổi – Conversion đáng kể. Tỷ lệ tương tác – Engagement rate là số liệu quan trọng cần chú ý nếu bạn đang tìm cách cải thiện tỷ lệ chuyển đổi. 
  • Tăng lượng người theo dõi: Nếu bạn muốn phát triển các tài khoản mạng xã hội của mình, Influencer có thể giúp bạn. Ví dụ: bạn có thể tổ chức một chương trình tặng quà với một Influencer trên Instagram và một trong các yêu cầu để tham gia là theo dõi tài khoản của bạn. 

2. Thấu hiểu đối tượng mục tiêu

Thấu hiểu đối tượng mục tiêu là một phần rất quan trọng của bất kỳ chiến dịch marketing nào và Influencer marketing cũng không ngoại lệ.

Để tìm được những Influencer phù hợp, bạn nên nắm rõ các thông tin về đối tượng mục tiêu bao gồm chân dung và nhân khẩu học, chẳng hạn như họ sống ở vùng nào, họ bao nhiêu tuổi, chức danh công việc, họ quan tâm và đam mê điều gì, tần suất họ sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, mạng xã hội nào họ sử dụng thường xuyên nhất, vân vân.

Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng tìm thấy những Influencer có thể thu hút tệp khách hàng mà bạn đang muốn nhắm vào.

3. Quyết định cấp độ Influencer bạn muốn hợp tác

Influencer được phân thành một số cấp độ khác nhau dựa trên số lượng người theo dõi. Mặc dù các cấp độ này được phân chia một cách khá lỏng lẻo, nhưng theo Iconosquare, cơ bản danh mục những Influencer mà bạn có thể cộng tác là:

  • Mega Influencers: hơn 1 triệu người theo dõi
  • Macro Influencers: 100.000 – 1 triệu người theo dõi
  • Micro Influencer: 10.000 – 100.000 người theo dõi
  • Nano Influencer: 10.000 người theo dõi hoặc ít hơn

Điều đáng chú ý là một Influencer càng có nhiều người theo dõi, thì chi phí để hợp tác với họ sẽ càng đắt. Ngoài ra, nhận được sự đồng ý của một Influencer có hàng triệu người theo dõi, không có nghĩa tỷ lệ chuyển đổi hay độ nhận diện thương hiệu của bạn chắc chắn sẽ gia tăng.

Ví dụ, Prince Rich thuộc Rich Technology Group là một Nano Influencer trong lĩnh vực Truyền giọng nói trên giao thức Internet – VoIP và hệ thống điện thoại cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, anh ấy làm việc với tất cả các nhà cung cấp dịch vụ VoIP lớn ở Mỹ và lãnh đạo một doanh nghiệp tư vấn thành công.

7 Buoc Tim Kiem Influencer Hieu Qua Cho Mot Thuong Hieu

Tại sao anh ấy lại thành công như vậy mặc dù anh ấy không phải là một Influencer có lượng lớn người theo dõi? Bởi vì anh ấy dẫn đầu thị trường ngách của riêng mình, phát hành nội dung hàng tuần chuyên tập trung vào đối tượng mục tiêu và là một chuyên gia được kính trọng trong ngành của anh ấy. Điều này cũng củng cố tầm quan trọng của việc thấu hiểu khán giả và hiểu thị trường ngách khi làm việc với những Influencer và nhà tiếp thị liên kết, thay vì chỉ xem xét về số người theo dõi.

4. Tìm kiếm Influencer

Sau khi xác định mục tiêu chiến dịch, đối tượng mục tiêu và cấp độ Influencer mà bạn muốn hợp tác, đã đến lúc bắt đầu hành trình tìm kiếm. Nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu thì GenZ sẽ gợi ý cho bạn một số phương án để tìm ra ứng cử viên phù hợp: 

  • Tìm kiếm các hashtag liên quan đến ngành hoặc thị trường ngách của bạn: Hầu hết các nền tảng truyền thông xã hội sẽ cho phép bạn tìm kiếm bằng hashtag. Kết hợp các hashtag có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu để tìm những Influencer trong thị trường ngách của bạn hoặc những người quan tâm đến các chủ đề đó.
  • Xem qua các bài đăng hoặc bình luận được gắn thẻ: Bạn nên đào sâu hơn những gì mọi người đang nói về thương hiệu của bạn trên phương tiện truyền thông xã hội. Bạn có thể phát hiện ra rằng những Influencer trên mạng xã hội đang quảng bá thương hiệu của bạn một cách tự nhiên.
  • Thử hợp tác với một Influencer, sau đó tìm kiếm các tài khoản liên quan: Bạn đã có một cái tên tiềm năng để bắt đầu? Thử ngay và tìm kiếm các tài khoản có liên quan để tìm những Influencer tương tự. Trên Instagram, bạn có thể làm được điều này bằng cách truy cập hồ sơ và nhấp vào biểu tượng mũi tên hướng xuống “∨” bên cạnh biểu tượng “Email”. Trên YouTube, hãy xem liệu có bất kỳ Influencer tương tự nào xuất hiện trong tab “Liên quan” hay không.
  • Xem đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm việc với những Influencer nào: Xem qua tài khoản của đối thủ cạnh tranh của bạn để xem liệu họ có hợp tác với bất kỳ Influencer nào không. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng nếu bạn quyết định gửi một lời đề nghị hợp tác, họ có thể bị cấm làm việc với bạn do điều khoản độc quyền trong thỏa thuận với đối thủ cạnh tranh của bạn. 
  • Sử dụng nền tảng Influencer marketing: Nếu bạn muốn thuê các dịch vụ bên ngoài để tiết kiệm thời gian thì có hàng chục nền tảng và công ty thực hiện công việc tìm kiếm và đánh giá những Influencer cho bạn. Bạn cũng có thể sử dụng công cụ Social CRM với khả năng lắng nghe mạng xã hội  cho phép bạn tự động theo dõi các hashtag, bình luận, bài đăng, đề cập – hầu như là tất cả các hoạt động mạng xã hội – và sẽ giúp xác định những Influencer dễ dàng hơn nếu bạn có đủ ngân sách.

5. Nắm rõ các tiêu chí lựa chọn Influencer của bạn

Số lượng người theo dõi của một Influencer chỉ là một phần nhỏ của bức tranh. Bạn sẽ cần phải tìm ra những đặc điểm quan trọng khác để mang lại cơ hội thành công tốt nhất cho chiến dịch Influencer marketing của bạn. Bạn có thể xem xét những yếu tố như: 

  • Tỷ lệ tương tác: Chỉ số này được cho là quan trọng hơn số lượng người theo dõi. Tỷ lệ tương tác cho biết mức độ mà nội dung của một Influencer có thể lan tỏa với những người theo dõi họ. Các chuyên gia thường cho rằng tỷ lệ tương tác trung bình là 1-3% , trên 3% là cao và dưới 1% là thấp.
  • Tần suất đăng bài: Họ đăng bài lên các trang mạng xã hội của họ bao lâu một lần? Bạn có muốn làm việc với một người đăng bài gần như mỗi ngày hoặc ít thường xuyên hơn không? 
  • Tính cách / giọng điệu: Mỗi Influencer đều có cá tính và giọng điệu riêng của họ. Bạn muốn một người trông nhí nhảnh hay nghiêm túc hơn? Xem xét kỹ các bài đăng hoặc video của họ để biết liệu giọng điệu của họ có phù hợp với bạn hay không. 
  • Tính xác thực: Thật không may, một số Influencer chi tiền để tăng số lượng theo dõi hoặc thông qua các chiến thuật phi đạo đức. Nếu tỷ lệ tương tác của họ thấp (<1%) thường có nghĩa là họ đã mua người theo dõi. Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ miễn phí để đảm bảo sự tài khoản của họ tăng trưởng một cách tự nhiên. 

6. Thương lượng quyền lợi và nghĩa vụ

Khi bạn tiếp cận với những Influencer, nhiều khả năng bạn sẽ phải thương lượng một chút về quyền lợi và nghĩa vụ để làm hài lòng cả hai bên. Có một số hình thức khác nhau mà bạn có thể thử áp dụng, tùy thuộc vào mục tiêu và ngân sách của bạn:

Tặng sản phẩm

Bạn cung cấp miễn phí sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cho Influencer để đổi lấy nội dung quảng bá. Đó có thể là bất kỳ loại nội dung nào, chẳng hạn: một bài đăng trên Fanpage, trang cá nhân, story hoặc đề cập trong video. Trong ngành Influencer, các chiến dịch tặng sản phẩm không đặt nặng nghĩa vụ quảng cáo được cho là có đạo đức hơn, nghĩa là Influencer không bắt buộc phải đăng bài vì họ không nhận được bất kỳ khoản thù lao nào. Ngoài ra, hãy nhớ rằng những Influencer lớn rất ít có khi tạo nội dung dành riêng cho các sản phẩm được tặng mà không đi kèm với thù lao.

Tiếp thị liên kết

Tiếp thị liên kết hay Affiliate marketing là khi một thương hiệu cung cấp mã giảm giá đặc biệt cho những người theo dõi của Influencer để thu hút họ mua hàng. Influencer có thể nhận được một khoản tiền hoàn lại nhỏ tùy thuộc vào số lần mã của họ được sử dụng khi thanh toán. Điều này thường đi đôi với chiến dịch tặng sản phẩm, có nghĩa là bạn cũng sẽ gửi sản phẩm của mình cho Influencer ngoài việc tặng họ một mã giảm giá đặc biệt để quảng bá đến khán giả của họ. 

Trả thù lao bằng tiền

Điều này có nghĩa là bạn sẽ trả cho Influencer một số tiền theo thỏa thuận để quảng bá thương hiệu của bạn với khán giả của họ. Hãy nhớ rằng những người sáng tạo nội dung còn làm được nhiều việc hơn là chỉ đăng ảnh lên Instagram. Mỗi nội dung mà họ tạo ra đều phải đáp ứng một số yêu cầu về chỉ đạo nghệ thuật, phong cách, kỹ thuật chụp ảnh hoặc quay phim, chỉnh sửa hậu kỳ, kỹ thuật viết bài và chiến lược marketing.

Ngoài việc đồng ý về khoản thù lao, bạn cũng cần phải xác định rõ các sản phẩm quảng bá cần thực hiện và các điều khoản pháp lý khác của thỏa thuận. Influencer sẽ sản xuất loại nội dung nào cho bạn? Chiến dịch này sẽ chỉ bao gồm một bài đăng duy nhất hay nhiều bài viết? Bài viết chỉ xuất hiện trên một nền tảng hay nhiều nền tảng mạng xã hội? Bạn sẽ làm việc với họ một lần hay kéo dài tới các chiến dịch tiếp theo? Bạn có muốn cung cấp cho họ một số lưu ý để đưa vào nội dung hay để họ nói bất cứ điều gì họ muốn?

Tốt nhất bạn nên biết câu trả lời cho tất cả những câu hỏi này trước khi liên hệ, nhưng hãy nhớ rằng bạn cần phải linh hoạt tùy thuộc vào việc liệu Influencer có cố gắng từ chối lời đề nghị hợp tác của bạn hay không.

Xem thêm: 6 Cách xây dựng uy tín thương hiệu trong Content Marketing

7. Theo dõi các chỉ số

Khi chiến dịch của bạn đã được thực hiện, bạn sẽ cần theo dõi các số liệu để đánh giá xem nó có thành công hay không. Để quản lý các chỉ số và dữ liệu này ở một nơi, các công cụ cộng tác trực tuyến sẽ giúp toàn bộ nhóm của bạn có một nơi làm việc thống nhất. Các chỉ số mà bạn cần tập trung vào có thể khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu của bạn, dưới đây là danh sách những chỉ số cần chú ý: 

  • Tỷ lệ tương tác – Engagement rate: Tỷ lệ tương tác đề cập đến phần trăm số người tương tác với nội dung so với số lượng người theo dõi trên tài khoản mạng xã hội. Tỷ lệ này càng cao thì càng tốt. 
  • Phạm vi tiếp cận – Reach: Phạm vi tiếp cận đo lường tổng lượng người dùng mạng xã hội khác biệt đã xem nội dung trong các bài đăng được tài trợ. Phạm vi tiếp cận càng cao, càng có nhiều người xem chiến dịch của bạn. 
  • Số lần hiển thị – Impressions: Số lần hiển thị là tổng số lần nội dung mà bạn tài trợ được hiển thị trên màn hình. Số lần hiển thị cao có nghĩa là chiến dịch của bạn đã tiếp cận được nhiều đối tượng. 
  • Lượt xem – Views: Chỉ số này chỉ áp dụng nếu các sản phẩm quảng bá cần thực hiện bao gồm video hoặc story. Số lượt xem cao cho thấy rằng nội dung mà Influencer tạo ra hấp dẫn, quảng bá được thương hiệu và thú vị khi xem. 
  • Phản ứng tích cực – Positive sentiment: Hãy chú ý lắng nghe những nhận xét mà những Influencer nhận được về nội dung được tài trợ bởi thương hiệu của bạn. Những người theo dõi cảm nhận về thương hiệu của bạn theo cách tích cực hay thờ ơ?
  • Lượt truy cập liên kết – Link clicks: Kiểm tra xem chiến dịch Influencer marketing của bạn có mang lại nhiều lượng truy cập hơn cho trang web của bạn hay không. Nếu bạn yêu cầu một liên kết được đưa vào story, tiểu sử hồ sơ hoặc phần mô tả của video, thì bạn nên thêm các thông số theo dõi UTM – Urchin Tracking Module để tách biệt lượng truy cập đến từ những Influencer khỏi lượng truy cập thông thường.
  • Chuyển đổi – Conversions: Đây là chỉ số cực kỳ phải chú trọng nếu mục tiêu của chiến dịch của bạn là mang lại doanh số bán hàng. Ngoài số lượt truy cập trang web đến từ chiến dịch, hãy xem có bao nhiêu lượt truy cập trong số đó đã chuyển thành doanh số bán hàng.
  • Số lượt sử dụng mã khuyến mãi liên kết: Nếu bạn đã cung cấp mã liên kết để quảng cáo trong các bài đăng của Influencer, hãy theo dõi số lần mã được nhập khi thanh toán. Xác định xem con số này đã đạt, vượt quá hay không đạt so với kỳ vọng của bạn. 
  • Tốc độ tăng lượng người theo dõi: Các tài khoản mạng xã hội của bạn có tăng lượng người theo dõi sau khi các bài đăng của Influencer xuất hiện không? So sánh số lượng người theo dõi của bạn trước và sau chiến dịch để xác định xem liệu họ có tác động đến sự tăng trưởng người theo dõi của bạn hay không. 

Bảy bước trên là một lộ trình rõ ràng từ A đến Z để xác định những Influencer tốt nhất cho thương hiệu của bạn, xây dựng các thỏa thuận với Influencer, thực thi và theo dõi các chiến dịch Influencer marketing. Một khi bạn đã phát triển mối quan hệ vững chắc với những Influencer phù hợp, bạn sẽ thực sự bắt đầu gặt hái được những thành quả to lớn từ việc thực hiện Influencer marketing cho thương hiệu của mình – và sẽ không bao giờ phải đắn đo về điều đó.

Nguồn: Outbrain

© 版权声明
THE END
Nếu bạn thích nó, xin vui lòng để lại bình luận.
点赞0 分享
Gợi ý liên quan
Bình luận 抢沙发

请登录后发表评论

    暂无评论内容