Nắm vững kỹ thuật Storytelling cho chuỗi Content hấp dẫn!

Trong cuộc sống, hầu hết khi gặp những khó khăn, mọi người đều tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề của bản thân trên Internet. Thông thường người đọc chỉ dành ra vài giây để xem tiêu đề bài viết và đưa ra quyết định có nên nhấp vào bài viết đó hay không. Nếu một doanh nghiệp chỉ đang cố gắng thu hút sự chú ý của khách hàng bằng câu call to action “mua ngay” mà không có câu chuyện nào cụ thể, thì họ sẽ không đọng lại được gì trong tâm trí khách hàng và làm giảm doanh thu trong dài hạn.

Thực tế mà nói, cho dù doanh nghiệp có danh tiếng và sản phẩm chất lượng đến đâu, trước tiên phải nắm vững mô hình Know (biết đến) – Like (thích thú) – Trust (tin tưởng). Để có thể thực hiện mô hình FLT này trong Content Marketing một cách hiệu quả, chúng ta nên biết cách hướng dẫn khách hàng từng bước một và phải khơi dậy cảm xúc, truyền cảm hứng cho khách hàng. Chúng phải hướng khách hàng tiềm năng ra khỏi thế giới bình thường của họ và dẫn họ một thế giới tốt đẹp hơn của doanh nghiệp, từ đó sẽ giúp khách hàng “chi tiền” cho sản phẩm và dịch vụ của mình.

Chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với kỹ thuật Hero’s Journey – là khuôn mẫu câu chuyện phổ biến nói về, một anh hùng tham gia các cuộc phiêu lưu, chiến thắng trong một cuộc chiến khốc liệt và khi trở về đã làm thay đổi đời sống con người. Đây là kỹ thuật được sử dụng phổ biến và được xem là một nội dung tiêu biểu trong việc giáo dục khán giả thông qua những diễn biến trong câu chuyện bằng một chuỗi nội dung cụ thể.

Bạn có biết! Tuy cùng một vấn đề, nhưng khi thông qua nghệ thuật Storytelling trong Content Marketing đã khiến vấn đề đó trở thành một cú sốc, gây ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng. Và trong bài viết này GenZ Academy sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về kỹ thuật Storytelling thường được các nhà quảng cáo trên radio, đài phát thanh; đạo diễn truyền hình, hoạt hình và biên kịch sử dụng. 

Dưới đây là 6 bước để giúp bạn có Storyboard (kịch bản từng phân cảnh) cho một chuỗi Content hấp dẫn.

Xem thêm: Làm Thế Nào Để Đưa Ra Ý Tưởng Nội Dung Tiếp Tuyến

1. Xác định khách hàng lý tưởng

Có đôi khi bạn tự hỏi rằng, liệu bạn có biết khách hàng lý tưởng của bạn trông như thế nào không?

Bước này không phải tìm ra ai là người mua hàng mà chính là phác họa chân dung khách hàng lý tưởng của bạn. Để thực hiện điều này, bạn có thể tìm câu trả lời bằng cách sử dụng sơ đồ thấu hiểu khách hàng.

Sơ đồ thấu hiểu khách hàng là một công cụ đơn giản giúp bạn thu thập thông tin về khách hàng. Bạn có thể vẽ những điều dưới đây vào bảng trắng hoặc một tờ giấy lớn:

  1. Vẽ một hình vuông lớn.
  2. Chia hình vuông đó thành bốn góc phần tư.
  3. Tương ứng mỗi góc phần tư, hãy điền 1. “Suy nghĩ và Cảm nhận”, 2. “Quan sát”, 3. “Nói và Làm” và 4. “Lắng nghe”.
  4. Tạo hai hộp bên dưới có nhãn “Nỗi đau” – vấn đề cần giải quyết và “Nhu cầu” – mong muốn tìm cách giải quyết.

Sau đó đặt những câu hỏi mở và đơn giản cho khách hàng:

  • Bạn muốn biết điều gì?
  • Tại sao?
  • Điều gì khiến bạn thức khuya?…

Trên sơ đồ này, hãy điền vào các câu trả lời, đặc biệt là những câu mà khách hàng trả lời có nội dung ngoài dự đoán của bạn. Sau đó, hãy bắt đầu đồng cảm, thấu hiểu với khách hàng lý tưởng của mình. 

Việc đồng cảm với khách hàng là sự thấu hiểu và liên kết với quan điểm của khách hàng. Khi khách hàng đã có một niềm tin nhất định về doanh nghiệp của bạn, thì đây chính là một sự kết nối tâm lý giữa người làm Marketing và người tiêu dùng. 

Một trong những lợi ích của phương pháp xác định người tiêu dùng lý tưởng này là giúp bạn tạo ra content được biên kịch tốt, dễ dàng tiếp cận và gây được tiếng vang với công chúng.

2. Nghiên cứu ý tưởng

Sau khi đã xác định được khách hàng lý tưởng, hãy suy nghĩ ra một sáng kiến hay ho dựa trên  cảm nhận của bản thân. Một chuỗi content tốt thường bắt đầu với  một ý tưởng ban đầu tốt về thị trường, về khách hàng và cách họ giải quyết vấn đề của họ.

Linh cảm này ban đầu có thể hơi hoang mang, nhưng dù linh cảm này đúng hay sai thì nó đều là một bước đệm để giúp bạn đi đúng hướng. Để giúp bạn nhận ra rằng linh cảm là đúng, hãy thực hiện những điều dưới đây:

  • Vào công cụ tìm kiếm và nghiên cứu hết mọi mặt của ý tưởng đó: Sử dụng công cụ tìm kiếm và tìm tất cả các tin tức, bài báo liên quan đến chủ đề của bạn. Sau đó, hãy theo dõi, ghi chú, tìm hiểu tâm lý khách hàng và xu hướng đang phát triển. Nếu bạn không tìm thấy nhiều tài liệu liên quan đến chủ đề bạn sắp triển khai, thì đây có thể là một chủ đề “ngách”, tuy nhiên đây không hẳn là một linh cảm xấu đâu nha. 
  • Nghiên cứu các từ khóa: Điều này sẽ giúp bạn biết được linh cảm hay ý tưởng ban đầu bắt nguồn từ đâu. Google Keyword Tool hoặc Scribe có thể giúp bạn xem sự liên kết của các chủ đề, hơn hết nó còn có thể giúp bạn khám phá ra được các chủ đề mới hay ho hơn liên quan đến ý tưởng của bạn.
  • Thực hiện các cuộc phỏng vấn: Bạn hãy tiếp cận với những người ủng hộ và phản đối quan điểm của bạn. Hãy thêm câu trích dẫn từ người có uy tín vào câu chuyện của mình sẽ giúp thêm chiều sâu và sự mới mẻ, từ đó Content của bạn sẽ tốt hơn và được mọi người đánh giá cao. 
  • Khảo sát: Một trong những cách tốt nhất để tạo ra nội dung là phát triển ý tưởng từ các cuộc khảo sát. Làm Marketing giỏi thì phải hiểu được Insight của khách hàng. Các kết quả từ khảo sát sẽ thông báo cho bạn biết hướng đi và nội dung bạn cần thực hiện. Nếu bạn hiểu rõ được điều này, thì linh cảm trong Marketing của bạn có thể là một chủ đề nóng trong ngành, mà tất cả công chúng đều chưa hay biết. 
  • Xem xét sự cạnh tranh: Để hiểu linh cảm và chủ đề của mình một cách sâu sắc hơn, hãy xem các đối thủ, thị trường bên ngoài có gì khác, có gì hay hơn mình. Và hãy nhớ rằng, đừng để bị đe dọa bởi mức độ cạnh tranh, hãy tìm những thiếu sót, tìm ra những điều bạn có thể làm khác đi và tìm hiểu xem mọi người bất bình về điều gì để cải thiện ý tưởng của mình hơn.

Nghiên cứu Marketing chính là “Tough love”. Là tình yêu cho roi cho vọt của thị trường dành cho những người làm Marketing, dùng sự khó khăn, nghiêm ngắc để làm thay đổi nhận thức và hành vi của các Marketer chúng ta trở nên tốt đẹp hơn.

3. Sưu tập tài liệu

Đây là bước mà bạn sẽ phác thảo ra câu chuyện trong chuỗi content của bạn.

Hãy thu thập tất cả các tài liệu của bạn và sau đó liệt kê chúng trên bảng trắng (hoặc giấy nháp). Bạn hãy tạo các danh mục, rồi sắp xếp các ghi chú có liên quan vào danh mục đó.

Ở giai đoạn biên soạn này, bạn sẽ phát hiện ra những khuyết điểm trong nghiên cứu của mình, sẽ có nhiều câu hỏi được đặt ra. Do đó hãy ghi chú lại những câu hỏi và những khuyết điểm này để trong quá trình hoàn thành bạn có thể chỉnh sửa chúng. 

4. Tạo một câu chuyện

Đây là bước bạn kết hợp tất cả lại với nhau từ những ý tưởng, các nghiên cứu và tài liệu bạn đã thu thập. 

Trong việc xây dựng một câu chuyện, việc lên ý tưởng cho từng phân cảnh là một kỹ thuật giúp bạn hình dung ra được trình tự, sự diễn biến trong một câu chuyện. Là một người làm Content, các diễn biến này sẽ giúp bạn:

  • Xác định các cảnh chính của một câu chuyện khi có sẵn nguồn lực và thời gian
  • Có thể sắp xếp và tập trung một câu chuyện duy nhất
  • Tìm ra tình huống để xây dựng cho mỗi phần của câu chuyện
  • Có thể bắt đầu cho ra mắt bài viết đầu tiên

Khi bạn đã tổng hợp các sự việc xảy ra trong câu chuyện của mình, bạn hãy nghĩ về “dòng sự kiện”. Làm thế nào để mỗi bài viết phát hành riêng lẻ nhưng lại liên kết với nhau và “nhá hàng” cho những phần tiếp theo của câu chuyện? Điều gì khiến người xem muốn tiếp tục đọc để tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra hoặc ở lại cho đến cuối câu chuyện? Đó chính là những cuộc xung đột và những thách thức mà nhân vật chính phải trải qua. 

Câu chuyện của bạn phải cần có một cốt truyện. Nó sẽ cung cấp quy mô và hướng đi cho chuỗi content của bạn. Cốt truyện sẽ giúp bạn cân bằng, không bỏ sót một sự kiện nào và sắp xếp hợp lý tất cả các nghiên cứu của bạn thành một ý tưởng lớn. Để xây dựng được cốt truyện bạn có thể sử dụng phương pháp 5W1H hoặc công thức PAS trong Content với Problem (nêu vấn đề), Agitate (triển khai vấn đề), Solution (đưa ra giải pháp).

Xem thêm: Khơi Nguồn Cảm Hứng Nội Dung Với 3 Cách Sáng Tạo

5. Tìm mắt xích

Ngoài việc xây dựng một dàn ý, với mỗi bài viết trong Storytelling của bạn phải tạo dựng làm sao để người đọc có thể dự đoán và hứng thú với những cảnh tiếp theo trong câu chuyện của bạn. Vì thế để tạo ra một Storytelling hiệu quả bạn cần đến những mắt xích gắn kết toàn bộ câu chuyện của bạn lại với nhau.

Mắt xích trong Storytelling là thứ để gắn kết, liên kết các phân cảnh, các nhân vật lại với nhau và với một chủ đề thống nhất. Nó có thể được coi là một mô típ hấp dẫn mà các người làm Content hay sử dụng. Tuy nhiên, những mắt xích này sẽ không hề dễ dàng nhận ra ngay lập tức mà bạn phải tự tìm hiểu nó qua bước số 2.

6. Định vị lại nội dung

Cuối cùng, sau khi đã những nghiên cứu, ghi chú và lên kịch bản phân cảnh, bạn sẽ bắt đầu viết nên những câu chuyện đầu tiên. Mặc dù đã hoàn thành xong câu chuyện nhưng đừng nghỉ ngơi. Bạn cần phải lắng nghe ý kiến của khách hàng, phản ứng của cộng đồng hoặc những ý tưởng hay hơn để từ đó định vị lại content của bạn một cách hoàn hảo nhất

Chuỗi Content của bạn có thể được ra mắt với như sau:

  • Tạo thành phiên bản Podcast (tệp âm thanh kỹ thuật số mà người dùng có thể tải về và nghe)
  • Sách
  • SlideShare (là thuật ngữ chỉ các trang web xã hội nơi nội dung và câu chuyện của bạn được chia sẻ và lan truyền)
  • Hội thảo
  • Landing Page

Bạn có thể sử dụng nhiều phương tiện để đăng tải câu chuyện của bạn, nhưng phải luôn hướng lưu lượng truy cập (traffic) đến các bài đăng gốc. Và hãy nhớ rằng chuỗi blog của bạn có thể trở thành nội dung nền tảng.

Lời kết

Nếu bạn muốn thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng, thì bạn hãy cố gắng tìm kiếm nhu cầu của họ theo cách họ nhận thức, cảm nhận và hành động. Sau đó hãy tạo một chuỗi content nhằm đưa ra các giải pháp cho những nhu cầu đó, bạn sẽ lấy được niềm tin từ khách hàng tiềm năng.

Sau khi xem qua 6 kỹ thuật trên trong việc xây dựng Storytelling cho chuỗi content, dù bạn sử dụng nó phục vụ cho công việc hay là cho thương hiệu cá nhân, thì hãy thực hiện ngay để xem kết quả như thế nào nhé. 

Nguồn: Copyblogger

© Thông báo bản quyền
THE END
Nếu bạn thích nó, xin vui lòng để lại bình luận.
点赞0 Chia sẻ
Gợi ý liên quan
Bình luận Bình luận đầu tiên

Vui lòng đăng nhập để viết bình luận

    Chưa có bình luận nào