6 cách thể hiện mạch cảm xúc trong Storytelling

Hôm nay GenZ Academy sẻ chia sẻ về “6 cách thể hiện mạch cảm xúc trong Storytelling”. Storytelling chính là hình thức marketing dựa trên việc xây dựng, phát triển và lan tỏa những câu chuyện lý thú, có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới thương hiệu sản phẩm hay hình ảnh của một doanh nghiệp. Storytelling là phương pháp giúp thương hiệu bạn được “tỏa sáng”, thông qua câu chuyện bạn kể và cả những gì người ta nói về câu chuyện của bạn. 

Vậy làm thế nào để các Marketer có thể thể hiện được cảm xúc trong Storytelling? Làm thế nào để xuất bản được một “Câu chuyện” thành công? Hãy cùng GenZ Academy đọc qua bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm: Làm Thế Nào Để Đưa Ra Ý Tưởng Nội Dung Tiếp Tuyến?

Nhà văn Kurt Vonnegut trong cuốn tự truyện Palm Sunday năm 1981 đã viết “Những đóng góp tuyệt vời nhất của tôi cho nền văn hóa, với tư cách là một giáo sư nhân loại học, đã bị Đại học Chicago chối bỏ từ cách đây rất lâu”.

Ông nói, lúc đó luận án đã biến mất từ ​​lâu. (“Nó đã bị từ chối vì nó quá đơn giản và trông có vẻ quá hài hước,”) Nhưng ông ấy vẫn tiếp tục mang ý tưởng đó trong nhiều năm sau đó và đã công khai trình bày về nó nhiều lần. Về cơ bản, nó là thế này: “Không có lý do gì mà những cung bậc cảm xúc trong những câu chuyện không thể được mô phỏng bởi máy tính. Chúng thật đẹp đẽ ”.

Lời giải thích cho phát biểu đó xuất phát từ một bài giảng trước đây của ông ấy trên YouTube, liên quan đến việc Vonnegut lập một biểu đồ đường cong mô tả các mạch cảm xúc phổ biến theo một hệ quy chiếu đơn giản. Trục X đại diện cho trình tự thời gian từ đầu đến cuối câu chuyện; trong khi trục Y thể hiện trải nghiệm của nhân vật chính, mô tả bằng mức độ may mắn, từ “ill fortune – xui xẻo” đến ‘good fortune – vận khí”. Vonnegut giải thích: “Đây thực chất là sự vận dụng của thuyết tương đối, rằng dạng đường cong của biểu đồ là điều cần phải chú ý tới.”

Dạng biểu đồ gây hứng thú nhiều nhất cho ông ấy, hóa ra, là dạng biểu đồ phản ánh câu chuyện nàng Lọ Lem. Vonnegut hình dung biểu đồ của nó giống như một chiếc cầu thang hướng lên đỉnh của vận may, từng bậc thang được đại diện bởi sự giúp đỡ của bà tiên, từng bước dẫn dắt mọi thứ tới cao trào, nhưng sau đó biểu đồ đột ngột lao dốc trở lại vì vận rủi xảy ra vào lúc nửa đêm. Dẫu vậy, không quá lâu sau đó, biểu đồ vận may của Lọ Lem được đánh dấu bằng một bước nhảy vọt, bao gồm toàn bộ các sự việc như thử vừa chiếc giày thủy tinh và có được hạnh phúc mãi mãi về sau.

3Do4iK6xfMrhV2Gzxfaysh3Ys49ivrMiKLNqTk5PuEc8raQbGQ46ba pE8h6Hz mPEFmLBjkjgERKEC6rjWvwl5s7

Điều này có vẻ không có gì đặc biệt – theo lời Vonnegut. Trên thực tế, ông ấy đã nói rằng, “nó thật trông giống như rác rưởi” – cho đến khi ông ấy nhận ra rằng các câu chuyện nổi tiếng khác cũng có chung dạng biểu đồ này. “Những bước khởi đầu ấy tương tự với sự hình thành của hầu hết các câu chuyện thần thoại trên thế giới. Và sau đó tôi thấy rằng biến cố lúc nửa đêm của nàng Lọ Lem trông giống hệt như những gì đã xảy ra trong truyện Old Testament”. Giờ giới nghiêm của Lọ Lem, theo biểu đồ Vonnegut, sẽ là hình ảnh tương đồng với việc Adam và Eva bị đuổi khỏi Vườn Địa Đàng. “Cuối cùng tôi nhận thấy các nhân vật có được cái kết hạnh phúc phản ánh kỳ vọng được cứu rỗi theo giáo lý trong Cơ đốc giáo. Tất cả những câu chuyện đều giống hệt nhau. “

Trên một khía cạnh nào đó, Vonnegut khá hài lòng với bản thân vì đã tìm ra mối liên hệ này. Và 35 năm sau, ý tưởng của ông đã gây ấn tượng với một nhóm các nhà toán học và khoa học máy tính đến nỗi họ quyết định xây dựng một thí nghiệm xung quanh nó. Vonnegut đã lập biểu đồ bằng tay, nhưng vào năm 2016, với sức mạnh tính toán tinh vi của máy tính, khả năng phân tích ngôn ngữ tự nhiên và hàng loạt văn bản số hóa, họ đã có thể lập biểu đồ mẫu từ kho tài liệu văn học khổng lồ. Từ đó, có thể yêu cầu máy tính xác định biểu đồ mạch cảm xúc của bất kỳ câu chuyện nào.

6 loại mạch cảm xúc chính trong Storytelling

Đó là một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Vermont và Đại học Adelaide. Họ đã tập hợp các biểu đồ cảm xúc do máy tính tạo ra cho gần 2.000 tác phẩm hư cấu, phân loại chúng thành sáu loại mạch cảm xúc chính (dựa trên những gì xảy ra với nhân vật chính):

  1. Rags to Riches (chỉ gặp may mắn)
  2. Riches to Rags (chỉ gặp xui xẻo)
  3. Man in a Hole (bắt đầu bằng xui xẻo nhưng kết thúc bằng may mắn)
  4. Icarus (bắt đầu bằng may mắn nhưng kết thúc bằng xui xẻo)
  5. Cinderella (bắt đầu bằng may mắn, sau đó gặp xui xẻo và kết thúc bằng may mắn)
  6. Oedipus (bắt đầu bằng xui xẻo, sau đó gặp may mắn và kết thúc bằng xui xẻo)

Họ tập trung vào quỹ đạo cảm xúc của một câu chuyện, không chỉ là cốt truyện của nó. Họ cũng phân tích cấu trúc cảm xúc mà người viết sử dụng nhiều nhất và sự tương quan với cấu trúc cảm xúc mà độc giả thích nhất. 

Đầu tiên, các nhà nghiên cứu phải tìm ra một cơ sở dữ liệu khả dụng. Từ bộ sưu tập tiểu thuyết của thư viện số Project Gutenberg, họ đã chọn ra 1.737 tác phẩm hư cấu bằng tiếng Anh có độ dài từ 10.000 đến 200.000 từ.

Sau đó, họ phân tích tập dữ liệu của mình bằng phương pháp phân tích cảm xúc trong mạch truyện để tạo ra một hành trình cảm xúc cho mỗi tác phẩm. Andy Reagan, nghiên cứu sinh Tiến sĩ toán học tại Đại học Vermont và là tác giả chính của bài báo cho biết: “Chúng tôi không áp đặt bất cứ dạng biểu đồ nào mà đúng hơn là toán học và máy học đã xác định chúng”.

Họ đã làm điều này bằng cách huấn luyện chương trình máy tính thu thập tất cả các từ của cuốn sách, theo từng hồi một và đo mức độ hạnh phúc trung bình của một nhóm từ nhất định dựa trên điểm số của từng từ riêng lẻ trong nhóm. Các nhà nghiên cứu đã chỉ định điểm số hạnh phúc cho hơn 10.000 từ được sử dụng thường xuyên bằng cách sử dụng đánh giá của cộng đồng trên trang web Mechanical Turk. Theo đó, 10 từ được xếp hạng với mức độ hạnh phúc cao nhất là laughter, happiness, love, happy, laughed, laugh, laughing, excellent, laughs, joy, trong khi 10 từ được xếp hạng là kém hạnh phúc nhất là terrorist, suicide, rape, terrorism, murder, death, cancer, killed, kill, and die. (Bạn có thể xem tất cả các từ được xếp hạng như thế nào bằng cách truy cập trang web này).

Có một số giả thuyết nói rằng mọi câu chuyện thần thoại mà con người biết đến có thể được thu gọn thành một trong số các nguyên mẫu, có thể kể đến như một cuộc viễn chinh, chiến đấu với quái vật, tái sinh,… nhưng lại không thống nhất về việc những nguyên mẫu đó là gì. Trong trường hợp này, các nhà nghiên cứu đã chọn ra sáu nguyên mẫu phổ biến nhất từ tập hợp danh sách các loại mạch cảm xúc mà máy tính nhận dạng được nhiều nhất. Và mặc dù các nhà nghiên cứu tập trung vào các cung bậc cảm xúc của một cuốn sách – không phải cấu trúc của cốt truyện, nhưng họ nhận thấy sự trùng lặp trong cách các điểm trong cốt truyện phản ánh mức cao nhất và mức thấp nhất của mạch cảm xúc thông qua phân tích.

Ví dụ trong Harry Potter và Bảo bối Tử thần chẳng hạn, trong khi cốt truyện của nó được cho là “lồng ghép và phức tạp” thì “mạch cảm xúc liên quan đến mỗi mạch truyện phụ lại hiện lên rõ ràng.” (Điều đó chứng tỏ rằng, những khoảnh khắc tình cảm được thể hiện quá chóng vánh. như nụ hôn đầu tiên giữa HarryGinny, sẽ không được ghi nhận.)

X faX1mtHlN7AgLRRXpC4u3qYKTW0Ncl78yDXwCGXsh1NXBTqjmggPQKGo5SolHj3enjHmlx

Nhìn chung, các câu chuyện thuộc nguyên mẫu “Rags to RichesChỉ gặp may mắn” đại diện cho khoảng 1/5 tổng số các tác phẩm được phân tích. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì có thể dễ dàng liên tưởng đến những câu chuyện như vậy trong văn học cổ điển. Các tác phẩm kinh của Charles Dickens, Edith Wharton và Jane Austen được cho là hình thành dựa trên nguyên mẫu này.

Reagan bày tỏ rằng “Đường cong của mạch cảm xúc “Rags to Riches” thể hiện một câu chuyện mà tất cả chúng ta đều muốn tin tưởng, phổ biến rộng rãi trong chính câu chuyện về giấc mơ Mỹ. Đó là một câu chuyện về niềm hy vọng và sự công bằng, nơi mà cho dù gặp phải một khởi đầu tệ hại, nhưng với nghị lực, mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cuối cùng sẽ gặp được may mắn.”

Theo các nhà nghiên cứu, ví dụ nguyên mẫu của mạch cảm xúc này là tác phẩm Cuộc phiêu lưu của Alice trong lòng đất của Lewis Carroll – sau đó được xuất bản với tên Cuộc phiêu lưu của Alice ở xứ sở thần tiên. Tiểu thuyết Dreams, xuất bản năm 1890 của nhà văn Olive Schreiner, cũng là một nguyên mẫu rõ ràng khác cho mô hình “Rags to Riches”. Đối với biểu đồ cảm xúc của cả hai câu chuyện, máy tính tìm thấy sự trùng khớp gần giống với hình dạng của biểu đồ “Rags to Riches” trong khi có rất ít kết nối nếu có với các loại biểu đồ cảm xúc khác. Dưới đây là biểu đồ mô tả top 20 câu chuyện phù hợp với chế độ “Rags to Riches” xuất hiện trên bài báo của họ:

EFhXgQkZHOc8cnJU0t6AVCpxBzP8ePiHC93n1GG0FAVsh1TgT3tFrkrMJ5IQ9B4ljnor7z5Wj1xwtTTMR9fgQw EAZ3i2Nn4oAVLz2HW RUNEWr4GPerLOavX15J0vZR9 fsbvmS=s0

Rags to Riches” có thể phổ biến đối với các nhà văn, nhưng nó không nhất thiết phải là mạch cảm xúc mà người đọc tiếp cận nhiều nhất. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng danh mục bao gồm các tác phẩm hay nhất không phải là những cuốn sách phổ biến nhất. Họ đã kiểm tra tổng số lượng sách được tải xuống từ Project Gutenberg, sau đó phân loại chúng theo các loại mạch cảm xúc ở trên. Theo cách này, Rags to Riches đã xếp sau “Oedipus” , “Man in a Hole” và có lẽ không ngạc nhiên khi “Cinderella” được yêu thích hơn cả. Reagan nói rằng anh ấy và các đồng nghiệp dự định phân tích cách các mạch cảm xúc khác nhau được thể hiện trong một câu chuyện riêng lẻ, như trong ví dụ về Harry Potter ở trên.

Cuối cùng, Reagan nói, nghiên cứu này có thể giúp các nhà khoa học huấn luyện các chương trình máy tính thiết kế ngược những gì chúng được học về mạch cảm xúc trong câu chuyện để tạo ra các tác phẩm gốc hấp dẫn. Đã có các cuộc thi viết truyện dành cho chương trình máy tính. (Tình cờ, tôi đã tham gia một thử nghiệm tương tự và nó không diễn ra chính xác như kế hoạch.)

“Đây là một lĩnh vực nghiên cứu tiềm năng, và còn rất nhiều vấn đề khó khăn chưa được giải quyết. Ngoài cốt truyện, cấu trúc và cung bậc cảm xúc, để viết nên những câu chuyện tuyệt vời, máy tính sẽ cần tạo ra các nhân vật và lời thoại hấp dẫn và có ý nghĩa” – Reagan nói.

Tất nhiên, Vonnegut luôn làm cho nó nghe có vẻ dễ dàng. Hãy xem xét cách ông ấy mô tả mạch cảm xúc “Man in a Hole”, được đặc trưng bởi tác phẩm Ghost Stories of an Antiquary của M.R. James – hoặc khá nhiều bộ phim sitcom dài 22 phút bất kỳ: “Khi gặp rắc rối, hãy thoát ra khỏi nó một lần nữa”. Như Vonnegut đã từng nói trong một bài giảng: “Mọi người thích câu chuyện đó. Họ không bao giờ thấy chán nó”.

GenZ Academy hy vọng bạn sẽ hiểu về nghệ thuật Storytelling hơn thông qua bài viết trên đây. Nếu có bất kỳ điều gì thắc mắc bạn hãy bình luận ở bên dưới để GenZ có thể giải đáp thêm. Hãy theo dõi Website của GenZ để đọc thêm nhiều bài viết bổ ích trong Marketing nữa nhé.


Nguồn: The Atlantic

© Thông báo bản quyền
THE END
Nếu bạn thích nó, xin vui lòng để lại bình luận.
点赞0 Chia sẻ
Gợi ý liên quan
Bình luận Bình luận đầu tiên

Vui lòng đăng nhập để viết bình luận

    Chưa có bình luận nào