Cá nhân hóa và phân khúc có liên quan chặt chẽ với nhau nhưng chúng lại có những điểm khác nhau. Các doanh nghiệp luôn muốn chia sẻ mục tiêu chung như cung cấp nội dung phản ánh những gì người đọc và người xem hoặc người nghe muốn. Và mỗi công ty lại có những cách khác nhau để tiếp cận khách hàng mục tiêu của mình.
Các công ty truyền thông như Disney phân khúc khán giả truyền hình của họ thành các nhóm có chung sở thích. Các thương hiệu truyền trực tuyến như Netflix cá nhân hóa chương trình của họ bằng cách đề xuất các chương trình mới dựa trên những gì họ biết về hành vi xem của một người hoặc hộ gia đình. Chương trình tiếp thị nội dung của bạn có thể sử dụng cá nhân hóa hoặc phân khúc hoặc cả hai vào những thời điểm khác nhau với những mục đích khác nhau.
Dưới đây là những lời khuyên mà GenZ góp nhặt được từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực SEO và Content marketing để giúp bạn đạt được mục tiêu trên.
1. Phân khúc trong quá trình lập kế hoạch, cá nhân hóa trong việc chuyển tải nội dung
Bước đầu chúng ta sẽ thu thập dữ liệu phân khúc để lập kế hoạch nội dung, thu hẹp mục tiêu và hiểu được sự phức tạp của đối tượng. Còn cá nhân hóa đòi hỏi phải sử dụng phân đoạn và dữ liệu khác để cung cấp nội dung phù hợp theo ngữ cảnh khi tiến hành chuyển tải nội dung.
“Nếu không hiểu về phân khúc đối tượng, bạn sẽ không thể cá nhân hóa đúng cách. Ví dụ: Netflix sử dụng thuật toán để phân khúc cơ sở khách hàng của họ, sau đó cá nhân hóa trong việc truyền tải nội dung bằng cách hiển thị nội dung được đề xuất dựa trên ý tưởng rằng nếu bạn thích X, thì cũng có thể bạn sẽ thích Y. Hệ thống tin rằng bạn sẽ thích Y bởi vì những người trong cùng phân khúc với bạn cũng thích X và thích Y.” – Megan Gilhooly, Vice President Customer Experience, Zoomin Software.

2. Sử dụng quy tắc tránh quá tải
Phân khúc là việc nghĩ ra phương pháp tiếp cận thị trường và các kênh phân phối khác nhau với mục đích là mang đến cho khách hàng những trải nghiệm. Những yếu tố giúp chúng ta cá nhân hóa là chìa khóa mang đến những điều thú vị cho khách hàng. Đó là khi ta có thể giới thiệu các hoạt động cá nhân hóa theo những cách đơn giản như cung cấp nội dung mà ai đó đang tìm kiếm vào đúng thời điểm.
“Tuy nhiên, thật khó để cá nhân hóa cho từng người mua theo cách thủ công, từng người một. Đó là lý do tại sao bạn cần một số quy tắc phân khúc. Khi bạn có thể áp dụng những quy tắc này thông qua các thẻ nội dung, bạn có thể bắt đầu nghĩ đến việc kết hợp mọi thứ với nhau.” – Randy Frisch, Co-Founder, Chief Marketing Officer and President, Uberflip.
3. Đầu tư để mở rộng quy mô, tải sử dụng nội dung cá nhân hóa một cách hiệu quả
Cá nhân hóa nội dung và tiếp thị nội dung mở rộng dẫn đến một vấn đề chung là nhu cầu cần ngày càng nhiều nội dung để đáp ứng mong muốn ngày càng tăng để thu hút sự chú ý của khách hàng. Đôi khi bạn không thể tạo ra nội dung cho từng đối tượng, vậy nên giải pháp đó là tái sử dụng nội dung.
“Việc tái sử dụng cùng một nội dung cho các sản phẩm mới và khác nhau giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và cho phép bạn cá nhân hóa nội dung và quy mô cùng một lúc.” – Val Swisher, CEO, Content Rules.
4. Nhân viên là những người giúp bạn cá nhân hóa
Cá nhân hóa có nghĩa là chúng ta phải gửi thông tin tiếp thị đến người khác. Cá nhân hóa không phải là một số cách tiếp cận vờ rằng bạn quan tâm đến khách hàng tiềm năng của mình.
“Đó là lý do tại sao chúng tôi tin rằng kích hoạt nhân viên là tương lai của tiếp thị. Khuyến khích nhân viên của bạn hoạt động tích cực trên mạng xã hội, tạo nội dung, chia sẻ những gì họ biết và kết nối với nhóm khách hàng tiềm năng đó. Đấy là cách duy nhất để đạt được sự cá nhân hóa nhằm thu hút những nhân viên giỏi nhất và khách hàng mới đến với doanh nghiệp của bạn.” – CEO, Marketing Insider Group.
Xem thêm: Từ Khóa Không Trả Phí – SEO Cho Người Mới Bắt Đầu
5. Phân khúc để cộng hưởng và đo lường tác động
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ 56% nhà tiếp thị nói rằng họ đã tạo nội dung được cá nhân hóa với tính cách đối tượng cụ thể. Con số này thấp một cách đáng lo ngại. Nếu bạn muốn đột phá, ta cần phải có một cá tính riêng khi sáng tạo nội dung.

“Bạn cần biết đối tượng của mình một cách toàn diện từ trong ra ngoài. Nói với họ về những thách thức, nhu cầu và cơ hội cái mà họ đang đối mặt. Và lý tưởng nhất, bạn nên tận dụng một nền tảng tiếp thị nội dung cho phép bạn gắn thẻ từng phần nội dung theo cá tính, đo lường mức độ hiệu quả của nội dung đối với từng nhóm mục tiêu và tối ưu hóa chương trình tiếp thị của bạn.” – Joe Lazauskas, Head of Content Strategy.
6. Cá nhân hóa để quản lý thương hiệu thành công
Một chiến lược siêu cá nhân hóa có thể thay đổi cuộc chơi trong một chương trình tiếp thị. Cá nhân sẽ cảm thấy như họ đang nhận được tất cả các câu trả lời họ cần. Họ sẽ cảm thấy như chúng ta luôn ở bên họ trong hành trình của họ.
“Tuy nhiên, các công ty cần phải đề phòng việc đi theo con đường mòn. Nếu họ truy cập vào trang web của bạn và bạn chưa nói chuyện với họ trước đây, điều đó không phải là để cho họ thấy rằng bạn biết họ là ai. Quan trọng là việc lắng nghe và tận dụng các tín hiệu từ phía khách hàng và thể hiện những nội dung được cá nhân hóa cho khách hàng.” – Jeff Coyle, Co-Founder and Chief Strategy Officer, MarketMuse.
7. Bắt đầu cá nhân hóa một cách năng động và đừng làm cho quá trình trở nên phức tạp
Cả cá nhân hóa và phân khúc đều tỏa sáng khi chúng bắt kịp với hành trình của khách hàng. Một số phân khúc tĩnh, chẳng hạn như tạo và chuyển tải nội dung theo cá tính, điều này rất đáng giá, đặc biệt nếu sở thích khách hàng mạnh mẽ và luôn biến đổi. Tuy nhiên, cuối cùng, cá nhân hóa theo thời gian thực sự dựa trên hành vi của khách hàng. Điều này thậm chí còn hiệu quả hơn vì nó kịp thời, liên quan đến những gì họ đang tìm kiếm tại thời điểm đó.
“Một cạm bẫy tiềm ẩn của cả cá nhân hóa và phân khúc là sự cám dỗ khiến chúng trở nên quá phức tạp. Với vô cùng tận cách để chia nhỏ dữ liệu đối tượng, nhiều sáng kiến tiếp thị nội dung có thể trở nên siêu cá nhân hóa và làm vẩn đục vùng nước trong việc đánh giá phương pháp cá nhân hóa nào là hiệu quả nhất. Tốt nhất là hãy bắt đầu một cách đơn giản và chọn một hoặc hai tiêu chí quan trọng nhất để tập trung vào.” – Ali Wert, Director of Inbound Marketing, SmartBug Media.
8. Kết hợp cả hai
Sai lầm lớn nhất đối với cả cá nhân hóa và phân khúc là không bắt tay vào cả hai chiến lược. Các thương hiệu sẽ bỏ lỡ nhiều thông tin về khách hàng nếu họ không tập trung vào hai chiến lược cực kỳ quan trọng trên.
Phân khúc có giá trị vì nó phân nhóm khách hàng dựa trên các đặc điểm nhận dạng tương tự, chẳng hạn như thông tin nhân khẩu học hoặc các mẫu hành vi tương tự nhau. Thương hiệu có thể đưa ra các đề xuất cho “những khách hàng như bạn” đồng thời giúp cải thiện hiệu quả của chiến dịch tiếp thị. Phân khúc cho phép các thương hiệu tìm hiểu thêm về đối tượng để đưa thông điệp và cách tiếp cận có thể được điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
“Cá nhân hóa mang lại giá trị ở chỗ đảm bảo khách hàng nhận được những trải nghiệm và thông điệp phù hợp cho nhu cầu cá nhân của họ. Cá nhân hóa cung cấp thông tin về vị trí của khách hàng cho thương hiệu và có thể giúp đảm bảo những vấn đề của họ đang được giải đáp. Cá nhân hóa cũng giúp thúc đẩy chuyển đổi, giữ chân khách hàng và giúp xây dựng lòng tin giữa khách hàng và thương hiệu.” – Jill Grozalsky, Product Marketing Director, Experience Platform, Sitecore.
暂无评论内容