Bạn có công nhận rằng chúng ta không có thói quen kiểm tra nội dung mình đã viết trước đó không? Sẽ không có vấn đề gì nghiêm trọng nếu không kiểm tra. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra một số bất lợi và sẽ rất khó khăn trong việc cải thiện thứ hạng SEO vì nội dung không được kiểm tra lại kỹ càng trước khi đăng tải.
Hôm nay, GenZ sẽ mách bạn các mẹo để kiểm tra cũng như tạo nội dung thu hút trên website.
Xem thêm: 14 Mẹo tuyệt vời giúp tạo nội dung cho web
Kiểm tra nội dung là gì?
Kiểm tra nội dung là việc đánh giá các chỉ mục nội dung trên các trang web. Thông qua các công cụ kiểm tra và đánh giá thủ công, người quản lý trang web thường sắp xếp các trang thành ba loại: tốt, chấp nhận được và cần cải thiện. Các thẻ này giúp người quản lý SEO ưu tiên nâng cấp nội dung để đạt hiệu quả tối đa.
Ngoài ra, một số người thực hiện quá trình lọc nội dung này phức tạp. Sau khi phân loại các trang theo chất lượng nội dung, họ sẽ liệt kê chúng theo số lượng người truy cập và liên kết đến trang.
Việc phân loại này cũng giúp người quản lý nội dung có thể thấy doanh nghiệp đang xếp hạng ở đâu trên Google để tìm cách cải thiện nội dung. Nếu không dữ liệu này, các nhà quản lý có thể dành thời gian để cải thiện các trang và nhận được lượng truy cập trung bình.
Sau khi hoàn thành kiểm tra, người quản lý trang web có thể bắt đầu viết lại nội dung, cải thiện định dạng và cập nhật các liên kết và hình ảnh. Một trang web thương mại điện tử với hàng nghìn trang sản phẩm hoặc một blog với nhiều lưu trữ có thể mất nhiều năm để cải thiện. Việc kiểm tra này cần được ưu tiên để có thể đưa ra những quyết định nội dung quan trọng.
Chúng ta nên làm gì ở phần kiểm tra nội dung?
Một số người sử dụng thuật ngữ kiểm tra nội dung hoặc kiểm tra SEO, đặc biệt nếu nội dung là một phần chính trong chiến lược SEO và công ty của bạn đang hoàn thành cả hai nhiệm vụ cùng một lúc. Trong khi việc kiểm tra SEO tập trung vào các liên kết bị hỏng, mô tả kém và thiếu từ khóa, thì kiểm tra nội dung sẽ phân tích chất lượng của bài viết và giá trị mà khách hàng nhận được từ bài viết đó.
Moz đã tạo một danh sách chi tiết các mục mà các thương hiệu nên tìm kiếm khi họ tiến hành kiểm tra nội dung, một vài trong số đó bao gồm:
- Nội dung cần chỉnh sửa hoặc viết lại để cải thiện chất lượng.
- Nội dung cần được cập nhật các phương pháp hay nhất.
- Nội dung cần được hợp nhất với các phần khác hoặc loại bỏ những phần không liên quan.
- Nội dung xếp hạng cho các từ khóa không chính xác hoặc hoàn toàn không xếp hạng.
- Cơ hội về khoảng cách nội dung.
Một số người quản lý trang web tìm thấy nội dung có giá trị trong kho lưu trữ web, nhưng họ nhận ra rằng nó được viết quá kém hoặc quá ngắn để có thể thu hút sự chú ý của các công cụ tìm kiếm. Các phần nội dung khác giới thiệu các phương pháp hay nhất về dữ liệu từ năm năm trước và hiện đã lỗi thời.
Khi chúng ta tiến hành kiểm tra nội dung và gắn nhãn các trang của mình là “tốt”, “kém” hoặc “cần điều chỉnh”, hãy ghi chú lại công việc cần phải hoàn thành. Việc viết lại hoàn chỉnh một bài đăng trên blog 150 từ sẽ đòi hỏi nhiều nỗ lực và thời gian hơn là chỉ cập nhật một vài số liệu thống kê trong một đoạn hoặc nhắm mục tiêu các từ khóa.
Những công cụ kiểm tra nội dung phổ biến
Việc kiểm tra nội dung giờ đây không còn là một quy trình thủ công. Một số người quản lý blog nếu muốn thì chỉ cần tải dữ liệu xuống bảng tính và làm việc thông qua các URL của họ. Tuy nhiên, các trang web lớn hơn với cấu trúc điều hướng nâng cao hơn có thể sẽ muốn thứ gì đó phân tích và lọc các trang. Cũng có thể thực hiện kết hợp cả hai.
Để giúp bạn hiểu rõ hơn, dưới đây là ba trong số các công cụ kiểm tra nội dung mà GenZ thường sử dụng để giúp đội ngũ sắp xếp nội dung và tăng cơ hội SEO.
Blaze
Khi bạn gửi một URL cho Blaze , nó sẽ thu thập dữ liệu các trang của bạn và tạo ra một danh sách các URL. Quản trị viên web cũng có thể cài đặt phân tích để căn chỉnh với các trang nhằm phân tích những gì cần được cải thiện. Người dùng có thể hiểu quy mô dự án của họ, gắn cờ nội dung để lưu trữ hoặc tích hợp và nắm bắt những cơ hội. Đây là một trong những công cụ hiệu quá nhất để cải thiện nội dung.
Dyno Mapper Content Audit
Dyno Mapper chuyên kiểm tra nội dung hàng tuần và cảnh báo người quản lý web về các vấn đề xảy ra với các trang của bạn. Nếu bạn có kế hoạch biến việc cải tiến nội dung trở thành chiến lược lâu dài cho thương hiệu của mình thì công cụ này là lựa chọn lý tưởng. Bạn có thể theo dõi tiến trình hàng tuần khi các trang của bạn hoạt động tốt hơn và sau đó ngăn chặn một lượng lớn vấn đề tồn đọng sau khi bạn hoàn thành kiểm tra. Nội dung của bạn sẽ luôn được cải thiện miễn là bạn tuân theo các báo cáo hàng tuần về tình trạng web.
Screaming Frog
Screaming Frog SEO Spider chạy kiểm tra SEO và kiểm tra hơn 40 thông số khác nhau trên trang web của bạn. Công cụ này thật lý tưởng nếu bạn muốn lên kế hoạch nội dung dài hạn cho trang web của mình cũng như cải thiện các liên kết chìm và xếp hạng kém.
Về mặt nội dung, Screaming Frog xác định nội dung trùng lặp, tiêu đề và siêu dữ liệu kém và các liên kết bị hỏng. Nó cũng tích hợp dữ liệu Google Analytics trong phiên bản trả phí để bạn có thể xem những trang nào không chuyển đổi hoặc giữ người dùng trên trang web của bạn.
Cách cải thiện nội dung
Khi bạn hoàn thành kiểm tra nội dung, bước tiếp theo là cải thiện nội dung trang web để có lưu lượng truy cập cao và SEO tốt hơn. Bằng cách làm theo các bước này, bạn có thể thực hiện những một dự án lớn và chia nó thành các phần nhỏ hơn và thực hiện chiến lược nội dung thành công.
Thiết lập ma trận cơ bản cho web
Các công cụ phân tích là chìa khóa cho việc kiểm tra và nâng cấp nội dung vì chúng cho bạn biết những trang nào cần hoạt động nhiều nhất. Khi bạn tiếp tục kiểm tra các trang của mình hàng quý, bạn có thể theo dõi số liệu URL để xem kết quả SEO cải thiện như thế nào thông qua các chỉnh sửa kiểm tra của bạn. Những cải tiến này sẽ thúc đẩy bạn thông qua các nâng cấp trang web.
Lên lịch cải thiện nội dung hàng tuần
Cải tiến nội dung thường là một dự án dài hạn. Xem xét đánh giá các URL của bạn và tạo những thay đổi và nâng cấp cần thiết. Dành các trang cần viết lại hoàn chỉnh thành nhóm 3 trang và các trang cần chỉnh sửa nhỏ thành nhóm 5 hoặc 10. Sau đó, lên lịch vài giờ mỗi tuần để làm việc với chúng. Bạn chỉ phải thực hiện một đợt mỗi tuần để thấy những cải tiến lớn đối với nội dung các trang web của mình.
Kiểm tra web thường xuyên và cập nhật những thay đổi chính
Nếu bạn đã không thực hiện kiểm tra nội dung trong vài năm, thì lần đầu tiên thực hiện có vẻ hơi khó. Tuy nhiên, nó sẽ trở nên dễ dàng hơn. Hãy tiếp tục kiểm tra trang web của bạn định kỳ 6 tháng hoặc thậm chí hàng quý để có những nâng cấp cần thiết. Nếu bạn sử dụng một trong các công cụ trên, bạn thậm chí có thể nhận được các bản cập nhật hàng tuần về những gì cần được thay đổi.
Tạo nội dung mới bằng việc kiểm tra nội dung cũ
Nhiều nhà quản lý nội dung nghĩ rằng các việc kiểm tra chỉ mang là phần phụ và phần lớn thời gian được dành để viết lại các phần cũ và cải thiện SEO chỉ để làm hài lòng các trình thu thập thông tin tìm kiếm. Tuy nhiên, việc kiểm tra nội dung như một quy trình nhất định phải làm. Khi bạn lướt qua các kho lưu trữ nội dung của mình, có nhiều ý tưởng nội dung mà bạn có thể thu thập để sử dụng trong tương lai.
Bài viết phủ nội dung và từ khóa
Ngay cả những biên tập viên giỏi nhất cũng bị mắc kẹt mớ bồng bông các ý tưởng nội dung. Nhìn lại các chủ đề trước đây có thể cung cấp cho bạn ý tưởng cho các bài viết hoặc từ khóa mà bạn chưa từng nghĩ đến. Nhiều nhà quản lý nội dung sử dụng đám mây từ (word clouds) trong quá trình kiểm tra hoặc tìm danh sách từ khóa để xem nơi nào có cơ hội cải thiện. Dựa trên những từ khóa đó, người biên tập có thể tạo ra một vài ý tưởng cho mỗi thuật ngữ và lấp đầy những lỗ hổng trên trang web.
Cập nhật nội dung
Xem lại nội dung có thể giúp bạn khám phá những nội dung mới có thể chia sẻ. Những mùa bận rộn hoặc những thay đổi trong việc quản lý blog có thể khiến những loạt bài này không còn trong lịch, để lại những khoảng trống cần được lấp đầy. Bạn có thể khắc phục bằng cách cập nhật các bài viết này nếu chúng thu hút được nhiều lượt truy cập.
Việc tiến hành kiểm tra nội dung có thể lấp đầy lịch nội dung của bạn với các ý tưởng về chuỗi bài viết, ra mắt sách trắng và các bài đăng được nhắm mục tiêu theo từ khóa trong vài tuần hoặc vài tháng. Mặc dù việc đánh giá yêu cầu nhìn lại các bài viết cũ, nhưng nó lại giúp tạo ra những ý tưởng mới cho tương lai.
Bất kỳ trang web nào thường xuyên tạo nội dung cần phải tiến hành kiểm tra định kỳ. Nếu không, bất kỳ nội dung nào bạn xuất bản trong cũng sẽ bị giới hạn bởi các liên kết sai hoặc kém và các bài không chất lượng từ nhiều năm trước.
Với những chia sẻ trên, GenZ hy vọng bạn sẽ rút ra được những điều đáng lưu ý trong việc kiểm tra nội dung website. Đừng quên follow GenZ chúng mình để cập nhật thêm nhiều kiến thức SEO và Marketing nữa nhé!
Xem thêm: 10 Lầm tưởng và 1 Sự thật về Content Marketing
Theo copypress
暂无评论内容