Cách thiết lập và đo lường các mục tiêu trong Content Marketing

Việc thiết lập được một chiến lược Content Marketing tốt đã là một thành công to lớn của phòng ban Marketing. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn và công cụ để xác định thành công của chiến lược đó, hiện nay vẫn còn là điều mơ hồ đối với nhiều Marketer hiện nay. 

Theo một nghiên cứu, có tới 90% các Marketer sử dụng Content Marketing trong chiến lược truyền thông của họ. Tuy nhiên, chỉ có một nửa trong số họ biết cách thiết lập, đo lường hiệu quả nội dung đó và có những biện pháp cải thiện chiến lược của mình hơn từng ngày. 

Vậy làm thế nào để thiết lập và đo lường các mục tiêu trong Content Marketing? Làm thế nào để kiểm tra xem Content của bạn có thực sự giá trị và hữu ích cho người đọc? Liệu Content của bạn có đang hoạt động hiệu quả? Trong bài viết này, GenZ Academy sẽ giới thiệu cho bạn những phương pháp đo lường hiệu quả Content Marketing tuyệt đối không nên bỏ qua.

Xem thêm: Những Bí Kíp SEO Hiệu Quả Trong Kỹ Thuật Viết Blog

1. Sự tương tác của người đọc (Engagement)

cach thiet lap va do luong cac muc tieu trong content marketing 1 1
1. Sự tương tác của người đọc (Engagement)

Cho dù bạn đang viết Content về các món ăn, các điểm du lịch nổi tiếng hay bất kỳ chủ đề nào, chúng ta đều muốn người đọc tương tác với nội dung mà mình đã tạo ra. Đối với hầu hết các bạn làm Content Marketing, tương tác với người đọc là một trong những mục tiêu thiết yếu nhất. Xét cho cùng, nội dung bạn viết không tạo ra được sự tương tác thì cũng sẽ không mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Để xác định mức độ tương tác của người đọc, chúng ta hãy sử dụng công cụ Google Analytics để kiểm tra thời gian trung bình mà người đọc dành cho mỗi bài Content của bạn là bao nhiêu. Nếu thời gian trung bình trên trang chỉ là vài giây và tỷ lệ thoát trang cao, thì đó chính là dấu hiệu cho thấy nội dung truyền thông của bạn của ổn và chưa tạo được sự tương tác với khách hàng.

Một yếu tố khác để đánh giá mức độ tương tác của người đọc đó chính là số lượng bình luận của người đọc trên mỗi bài đăng. Mục tiêu của Content Marketing không chỉ là để bán hàng mà chúng còn giúp xây dựng một cộng đồng người tiêu dùng của doanh nghiệp. Chính vì thế chúng ta đều mong muốn nhận được nhiều bình luận và nhận xét hơn để tạo được tính cộng đồng, tạo nền tảng cho việc chuyển hóa thành tệp khách hàng trung thành của doanh nghiệp.

2. Lưu lượng truy cập trang Web (Website Traffic)

Trong khi yếu tố nội dung là chìa khóa để tạo ra sự tương tác, thì lưu lượng truy cập trang Web cũng là một yếu tố hết sức quan trong trong chiến lược Content Marketing.

Nhiều Marketer cũng thiết lập các mục tiêu về lưu lượng truy cập trang web, vì xét cho cùng, nếu nội dung có giá trị cao, có sự thu hút thì sẽ lượng khách hàng truy cập vào trang web cao. Từ đó, doanh nghiệp có thể giới thiệu cho khách hàng về thương hiệu, sản phẩm, đồng thời khuyến khích bán hàng và các chuyển đổi khác.

Chúng ta không nên dừng lại ở việc đo lường số người truy cập ở mỗi trang, mà hãy sử dụng Google Analytics để tìm hiểu thêm về nơi dẫn khách truy cập đến từ đâu, chân dung và hành vi của khách hàng, v.v.

3. Số người biết đến trên Mạng xã hội (Social Exposure)

Cho một thương hiệu có giao diện và “visual” hoạt động tốt trên Instagram, một thương hiệu kết nối mạnh mẽ với người tiêu dùng trên Facebook hay là một công ty B2B hoạt động tốt nhất trên LinkedIn, thì số người biết đến doanh nghiệp của bạn trên mạng xã hội là rất quan trọng. 

Để theo dõi được mức độ hiển thị trên mạng xã hội và đánh giá hiệu quả hoạt động Content như thế nào, chúng ta hãy sử dụng các chỉ số có sẵn của từng nền tảng mạng xã hội. Ví dụ như trên Facebook, hãy đặt mục tiêu về số lượt Like, Comment, Share, Impression, v.v và theo dõi chúng chặt chẽ.

Nếu thương hiệu của bạn muốn quảng cáo, hoặc sử dụng các dịch vụ có trả phí ở các nền tảng Mạng xã hội, thì hãy nhớ theo dõi các chỉ số Organic (tự nhiên) và Paid (trả tiền) một cách riêng biệt. Bạn có thể phân tích được ban đầu doanh nghiệp của mình đã có được những gì, sau khi trả phí thì đã đạt được những mục tiêu ra sao. Từ đó doanh nghiệp có thể đánh giá được chiến lược sử dụng và ngân sách quảng cáo bỏ ra có thật sự hợp lý hay không.

4. Liên kết giới thiệu (Inbound Link)

Khi sử dụng Backlink, có 3 loại link mà các Marketer cần lưu ý là: Internal Link, Outbound Link, và Inbound Link. Tất cả 3 loại link trên đều quan trọng với bài đăng, nhưng thứ thường được tìm kiếm nhiều nhất thường là Inbound Link. Inbound link là liên kết từ một trang web khác đến trang web của riêng bạn.

Khi bạn sản xuất Content chất lượng cao, bạn luôn muốn nó cung cấp giá trị cho người đọc và giúp bạn xây dựng uy tín thương hiệu trong ngành. Một cách dễ dàng để đánh mức độ tiềm năng của bài viết là theo dõi các Inbound link mà bạn nhận được từ các Website khác. 

Google Analytics có thể thông báo cho bạn về lưu lượng truy cập từ Website khác dẫn đến Website của bạn, nhưng khi bạn muốn theo dõi các Inbound Link theo thời gian thì công cụ này vẫn chưa đáp ứng được. Để có cái nhìn toàn diện hơn về các Inbound Link trong nội dung, hãy sử dụng công cụ Moz Link Explorer, nó có thể giúp bạn xác định, đánh giá và cải thiện các Backlink của mình.

Xem thêm: 5 Bước Lập Chiến Lược Content Hiệu Quả

5. Tạo khách hàng tiềm năng

Hầu hết các thương hiệu đều cần một lượng khách hàng tiềm năng ổn định để duy trì hoạt động kinh doanh. Trước khi chúng ta tạo chiến lược Content Marketing hay từng phần nội dung, hãy chắc chắn rằng nó sẽ làm được gì cho thương hiệu của bạn. Liệu nó có khuyến khích người xem đăng ký Website, đăng ký Blog, tải xuống hay một hình thức tạo tệp khách hàng tiềm năng khác hay không. Trong nội dung bài viết, bạn nên thêm những lời kêu gọi hành động (Call to Action – CTA) thích hợp để hướng người đọc đến kết quả mà bạn mong muốn.

Mặc dù bạn có thể kiểm soát khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả bằng cách sử dụng hệ thống quản lý Quản trị mối quan hệ khách hàng (CRM), bạn cũng nên kiểm soát các hoạt động này bằng Google Analytics. Hãy theo dõi những yếu tố như tỷ lệ nhấp vào, số lần hoàn thành biểu mẫu, lượt tải xuống, v.v để đảm bảo rằng doanh nghiệp vẫn đang đạt được mục tiêu tạo tệp khách hàng tiềm năng của mình.

6. Tỷ lệ chuyển đổi và bán hàng

Khi viết Content Marketing, chúng ta sẽ có nhiều mục đích khác nhau như tin tức, chia sẻ, v.v và quan trọng nhất là bán hàng. Với Content dùng để bán hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp chuyển tệp khách hàng tiềm năng sang người mua hàng. Đặc biệt khi người đọc đang ở giai đoạn “Quyết định mua hành”, họ cần phải được đọc một loạt nội dung chất lượng cao trước khi chuyển đổi thành khách hàng. Tuy nhiên, bạn sẽ không biết được liệu nội dung của mình có hấp dẫn hay không, bài đăng trên blog được nghiên cứu kỹ lưỡng hay không nếu bạn không theo dõi các chỉ số về khách hàng.

Để kiểm soát được các điểm giao nhau giữa khách hàng và nội dung của bạn, hãy thử sử dụng hệ thống CRM như Hubspot. Với công cụ này, bạn có thể hiểu rõ trình tự nội dung nào hoạt động tốt nhất, nội dung nào là có tỷ lệ chuyển đổi cao. Bạn cũng sẽ thấy được bức tranh toàn diện hơn về lợi tức đầu tư (ROI) cho mỗi phần nội dung.

7. Độ dài chu kỳ bán hàng

Hãy đảm bảo rằng, khách hàng của bạn sẽ đọc được những Content phù hợp trong từng giai đoạn của quá trình quyết định mua của khách hàng, vì khi thực hiện điều này, nó có thể giúp thương hiệu của bạn nâng cao trong mắt người tiêu dùng.

Khi nội dung của doanh nghiệp đã nuôi dưỡng tệp khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả và đã có lộ trình cụ thể hướng dẫn họ đến giai đoạn tiếp theo, chúng ta có thể dần dần rút ngắn độ dài chu kỳ bán hàng của công ty mình. Theo thời gian, điều đó sẽ giúp công ty tăng doanh thu và cải thiện quy trình tự động hóa Marketing.

Trước tiên, doanh nghiệp phải biết độ dài chu kỳ bán hàng của mình, sau đó đặt mục tiêu để có thể tối ưu nó. Sử dụng hệ thống CRM và dữ liệu bán hàng để đo lường tổng thời gian nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng và xác định nội dung hoặc các hành động khác để giúp rút ngắn chu kỳ bán hàng này.

8. Mức độ trung thành của khách hàng

Trong Marketing, chuyển đổi từ người xem thành khách hàng một lần chắc chắn được coi là thành công, nhưng hầu hết các thương hiệu đều muốn biến người mua của họ thành tệp khách hàng trung thành. Theo nghiên cứu, Chi phí bỏ ra để có được khách hàng mới cao gấp 5 lần chi phí doanh nghiệp dùng để giữ chân khách hàng trung thành của mình.

Từ các email khuyến mãi, các ưu đãi đặc biệt đến nội dung độc quyền, bạn có thể dễ dàng sử dụng Content Marketing để khuyến khích lòng trung thành của khách hàng. Sử dụng hệ thống CRM để theo dõi doanh số bán hàng và nội dung cho từng khách hàng trung thành để có thể thấy được bức tranh tổng thể về ROI.

Việc thiết lập chiến lược Content Marketing đã không hề đơn giản, việc tạo ra mục đích, đánh giá và đo lường chiến lược này còn khó khăn hơn. GenZ hy vọng bạn sẽ thích bài viết “Cách thiết lập và đo lường các mục tiêu trong Content Marketing” lần này. Hãy theo dõi Website GenZ Academy để có thêm nhiều kiến thức bổ ích về Marketing nói chung và Content nói riêng nhé!

Nguồn: COPYPRESS

© Thông báo bản quyền
THE END
Nếu bạn thích nó, xin vui lòng để lại bình luận.
点赞0 Chia sẻ
Gợi ý liên quan
Bình luận Bình luận đầu tiên

Vui lòng đăng nhập để viết bình luận

    Chưa có bình luận nào