Giải Pháp Local SEO: 9 Mẹo Cải Thiện Trang Web

Local SEO nhằm mục đích tăng khả năng hiển thị tìm kiếm cho các doanh nghiệp hoạt động trực tuyến. Các phương pháp Local SEO xoay quanh việc tối ưu hóa việc tìm kiếm trên một trang cụ thể. Khi xây dựng chiến lượng Local SEO, một điều rất quan trọng là không được để xảy ra sự cố. 

Trong bài viết này, GenZ sẽ chia sẻ những giải pháp SEO để đảm bảo trang web của chúng ta hoạt động tốt hơn.

1. Tạo và Tối ưu hóa một tài khoản doanh nghiệp trên Google

Tầm quan trọng của Google My Business có lẽ chúng ta đã hiểu, và giờ đây là lúc để chúng ta tìm kiếm những khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Tài khoản doanh nghiệp Google thúc đẩy khả năng hiển thị trực tuyến của doanh nghiệp bạn gần như ngay lập tức. Làm theo những bước sau đây để lập tài khoản của mình:

  • Khi mô tả doanh nghiệp, chúng ta nên bao gồm những từ khóa chính và khu vực nơi doanh nghiệp đang hoạt động.
  • Chọn một danh mục phù hợp nhất cho danh sách doanh nghiệp Google (GMB) của bạn hoặc danh mục phụ.
  • Xác minh hồ sơ bằng cách đảm bảo rằng tên, địa chỉ và chi tiết liên hệ của bạn trong GMB khớp với những thông tin trên trang web của bạn. 

2. Tạo từ khóa tìm kiếm Local và tối ưu hóa nội dung

Nếu chúng ta vẫn chưa sẵn sàng, thì hãy sử dụng các công cụ hỗ trợ từ khóa. Những công cụ này sẽ cung cấp cho chúng ta tất cả insight mà ta cần ở từng giai đoạn: những từ khóa nào liên quan đến doanh nghiệp nhất, giá trị của chúng và đối thủ cạnh tranh có sử dụng những từ khóa này hay không.

Tuy vậy, có một số bước chúng ta cần chuẩn bị để tìm từ khóa mục tiêu và những giải pháp Local SEO là tất cả những gì chúng ta cần:

  • Thực hiện tìm kiếm Local Keyword và chọn các từ khóa có liên quan đến công ty và thêm chúng vào trang web, trong nội dung và đường dẫn tĩnh.
  • Tối ưu hóa trong khu vực nghĩa là đề cập đến các điểm mốc cụ thể. Hãy chú ý đến phần “About Us”, tập trung vào thông tin có liên quan như cam kết, sự tham gia của bạn trong cộng đồng, tin tức địa phương và các sự kiện.
  • Tạo những liên kết ngược đến những trang liên quan.

3. Xác định từ khóa và theo dõi vị trí trên SERP

Công cụ Position Tracking cho phép ta theo dõi và so sánh nhiều vị trí địa lý hoặc nhiều thiết bị trong một dự án. Chúng ta cũng có thể dễ dàng theo dõi các đối thủ cạnh tranh đang hoạt động như thế nào.

4. Xây dựng liên kết cục bộ hay sự tham gia cộng đồng?

Tại sao không phải là cả hai? Là một doanh nghiệp nhỏ, bạn có thể tận dụng tối đa sự gần gũi về địa lý và sự quen thuộc mà bạn chia sẻ với các doanh nghiệp khác trong khu vực của mình. Xây dựng liên kết địa phương đồng nghĩa với sự tham gia của cộng đồng. Tiếp cận và tạo kết nối với những người chơi khác trong khu vực của bạn và trực tiếp yêu cầu họ liên kết đến trang web của bạn. Đây là cách nhanh nhất để thu thập nhiều liên kết ngược chất lượng cao và gửi tín hiệu liên kết mạnh nhất đến Google.

Xem thêm: Cách học Marketing dành cho tập sự

5. Danh bạ doanh nghiệp trực tuyến

Khi bạn đã thực hiện xong công việc ban đầu là thu thập thông tin cho trang Google My Business, một bước quan trọng trong chiến lược Local SEO của bạn là gửi cùng một thông tin đến các thư mục doanh nghiệp trực tuyến như Yelp, HubSpot, TripAdvisor, v.v.

6. Tạo dựng vị thế trên mạng xã hội

Nhiều cơ hội đang rộng mở chờ chúng ta trên các trang mạng xã hội. Có hàng ngàn nền tảng khác nhau mà ta có thể sử dụng để nhân rộng sự hiện diện trực tuyến. Bước đầu tiên ta cần làm là chọn một nền tảng, tiến hành chiến lược đa kênh để đảm bảo nội dung nhất quán ở mọi nơi.

Facebook ngày nay có hàng triệu người dùng, điều này cũng có nghĩa là chúng ta cũng sẽ thu hút được lượng lớn khách hàng mục tiêu. Đặc điểm chính của Facebook là khả năng người dùng định vị bài đăng của bạn khi họ “ghé” vào cửa hàng để check-in. Điều này sẽ giúp ta có được nhóm khách hàng tiềm năng trong số hàng vạn người.

Facebook cũng cung cấp một cửa số ảo cho cửa hàng trên facebook bằng cách cho phép bạn tùy chỉnh trang, đăng ảnh và quảng cáo sản phẩm hoặc thông báo các sự kiện sắp tới.

Instagram là một nền tảng tập trung vào hình ảnh, nơi mà bạn có thể xây dựng hình ảnh thương hiệu và có được sự ủng hộ từ phía khách hàng. Chúng ta có thể tương tác với người dùng bằng những story “behind-the-scenes” và nhắn tin trực tiếp, từ đó chuyển khách hàng thành fan trung thành của thương hiệu. Ngoài ra, việc tiết lộ những đặc điểm nổi bật của nhãn hiệu thông qua những bài đăng bắt mắt cũng góp phần tôn vinh sản phẩm và nhân viên của chúng ta.

7. Tương tác với khách hàng trực tuyến

Quản lý thương hiệu đa kênh chưa bao giờ là việc dễ dàng, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ. Một khi bạn tạo được hồ sơ trên các nền tảng xã hội, thì bạn cần phải cập nhật thường xuyên. Hãy tưởng tượng nếu khách hàng lướt đến cửa hàng trực tuyến của bạn và thấy cách bày trí và sản phẩm giống nhau ngày này qua ngày khác, dĩ nhiên họ sẽ thấy nhàm chán và không bỏ quan cửa hàng ấy. Vì thế việc lên lịch bài đăng rất cần thiết để khuyến khích khách hàng tương tác với trang của bạn. Đừng ngần ngại yêu cầu họ follow và đặt câu hỏi cũng như cho feedback, tổ chức các chương trình giveaway nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng.

8. Quản lý những review và rating một cách chủ động

Những nhận xét trực tuyến có tác động mạnh mẽ đến doanh nghiệp của bạn và dĩ nhiên khách hàng có quyền xếp hạng trải nghiệm của họ với sản phẩm của chúng ta. Tuy nhiên, rất cần thiết để chúng ta quản lý và phản hồi tất cả các bình luận đó, đặc biệt nếu chúng ta điều hành một khu vực địa phương. Những nhận xét này và cách chúng ta xử lý chúng như thế nào có tác động trực tiếp đến hình ảnh thương hiệu của mình. 

Khuyến khích khách hàng vui vẻ review sản phẩm thông qua việc để lại email sau khi mua hàng hoặc bày tỏ sự biết ơn của doanh nghiệp đến họ một cách chủ động bằng cách phản hồi những bình luận tích cực. Bên cạnh đó, chúng ta còn phải biết cách giải quyết các review tiêu cực, xem lại bản thân doanh nghiệp liệu khách hàng có đang nói một nửa sự thật hoặc liệu ta có nên hoàn tiền hay không?

  • Mỗi khi trả lời những review, ta hãy nhớ những mẹo sau đây:
  • Mọi người sẽ nhìn thấy phản hồi từ doanh nghiệp bạn, nên đừng bình luận những thứ cố tình làm ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng.
  • Thậm chí nếu bạn nghĩ khách hàng đang nói những thứ linh tinh, vô căn cứ, thì hãy sử dụng tài ngoại giao và duy trì thái độ chuyên nghiệp. Liên hệ riêng với họ để giải quyết vấn đề rõ ràng hơn.
  • Nếu doanh nghiệp mắc sai lầm, hãy xin lỗi, sau đó liên hệ với từng khách hàng để giải quyết vấn đề.

9. Sử dụng quảng cáo rào cản địa lý

Rào cản địa lý là kỹ thuật quảng cáo cực kỳ hiệu quả, nó tạo ra ranh giới ảo xung quanh doanh nghiệp chúng ta, vì khách hàng có thể rời bỏ doanh nghiệp bạn để tìm đến những dịch vụ tốt hơn ở công ty đối thủ, vậy nên chiến lược quảng cáo này là không thể thiếu. Ví dụ Starbucks đã phục vụ wifi miễn phí cho khách hàng của họ để tạo sự thoải mái trong khi vừa uống cà phê vừa lướt web.

Nguồn: Semrush 

© Thông báo bản quyền
THE END
Nếu bạn thích nó, xin vui lòng để lại bình luận.
点赞0 Chia sẻ
Gợi ý liên quan
Bình luận Bình luận đầu tiên

Vui lòng đăng nhập để viết bình luận

    Chưa có bình luận nào